ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 5
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 300.22 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sử dụng hình 12-6 và phương trình MAC1 = 200 – 5E và MAC2 = 160 – 4E, tính chi phí tiết kiệm được nếu công ty áp dụng công nghệ mới (MAC2) sau khi mức thuế phát thải 100$/tấn được ban hành. Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn được áp dụng ở mức 20 tấn. Giải thích tại sao thuế tạo ra khuyến khích cải tiến công nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn. 2. Giả sử nhà chức trách muốn sử dụng một loại thuế phát thải đánh lên thủy ngân thải vào sông....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 5BÀI TẬP1. Sử dụng hình 12-6 và phương trình MAC1 = 200 – 5E và MAC2 = 160 – 4E, tính chi phí tiết kiệm được nếu công ty áp dụng công nghệ mới (MAC2) sau khi mức thuế phát thải 100$/tấn được ban hành. Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn được áp dụng ở mức 20 tấn. Giải thích tại sao thuế tạo ra khuyến khích cải tiến công nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn.2. Giả sử nhà chức trách muốn sử dụng một loại thuế phát thải đánh lên thủy ngân thải vào sông. Hãy minh họa tác động của thuế lên hai ngành công nghiệp thải ra thủy ngân: khai thác vàng và nghề chữa răng. Thảo luận các câu hỏi sau: (a) Làm thế nào nhà chức trách đo lường được lượng thủy ngân thải ra từ 2 nguồn này? (b) Có nên đánh thuế đồng nhất? (c) Tác động có thể có của thuế lên giá vàng và giá dịch vụ chữa răng? (Nên đặt ra một số giả định về đường cầu các hàng hóa này) (d) Kể ra một số động cơ thay đổi công nghệ sản xuất. (e) Tác động phân phối của thuế trong trường hợp này là gì? Nên sử dụng đồ thị khi phân tích.3. Sử dụng số liệu trong bảng 12-1, hoặc biết rằng MAC = 200 – 4E, minh họa bằng đồ thị tác động của khoản trợ cấp phát thải 100$/tấn. Phân biệt trợ cấp và thuế phát thải theo các tiêu chí sau (a) tạo ra động cơ khuyến khích, (b) tính dễ thực hiện, (c) tác động phân phối, và (d) tác động lên ngành công nghiệp gây ô nhiễm.Barry Field & Nancy Olewiler 205 CHƯƠNG 13 GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNGThuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt độngcủa từng đối tượng xả thải, và rồi thu thuế. Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đốitượng xả thải và nhà chức trách, và ta có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tínhchất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế khóa nào khác. Trong chương nàychúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích kinh tế được thiếtkế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa. Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơquan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theohướng phân quyền cho các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính nhữngđối tượng xả thải đó. Công cụ này được gọi là hệ thống giấy phép phát thải có thểchuyển nhượng (TDP).NGUYÊN TẮC CHUNG Một giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà quyền này có thể chuyển nhượng được.Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP), một kiểu quyền sởhữu mới được phát sinh. Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải. Mỗigiấy phép cho phép người nắm giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính bằngkilôgram, tấn, hay bất cứ một đơn vị đo lường nào ghi trong tờ giấy phép). Như vậy ai nắmgiữ quyền này thông thường sẽ có trong tay một số những giấy phép như vậy tại mỗi thờiđiểm. Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép chẳng hạn, thì đối tượng này sẽ cóquyền được thải, trong một khoảng thời gian xác định, một lượng tối đa là 100 đơn vị loạichất thải đã được chỉ định. Như thế, tổng số giấy phép trong tay của tất cả các đối tượngquyết định hạn mức tối đa tổng lượng chất thải được phép xả ra. Những giấy phép phát thảinày có thể chuyển nhượng được; bất cứ ai được phép tham gia vào thị trường giấy phépnày đều có thể mua và bán giấy phép với bất cứ giá nào do chính các bên tham gia thỏathuận.Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về tổng sốgiấy phép phát thải được lưu hành. Sau đó những giấy phép này được phân phối cho cácđối tượng xả thải. Cần phải dùng một công thức nào đó để định xem mỗi đối tượng xả thảisẽ nhận được bao nhiêu giấy phép (chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này sau). Các nhà kinhtế học tán thành phương án sử dụng hiệu quả xã hội (là điểm thiệt hại biên bằng chi phígiảm ô nhiễm biên) làm tiêu chí quyết định số lượng giấy phép phát thải. Do đó giấy phépphát thải hiệu quả xã hội phải thể hiện được tổng lượng phát thải này. Giả sử tổng số giấyphép nhỏ hơn tổng lượng chất thải hiện hành, một số hoặc tất cả đối tượng xả thải sẽ nhậnđược ít giấy phép hơn lượng phát thải hiện tại của họ.Barry Field & Nancy Olewiler 206Ví dụ: Chương trình TDP để giảm khí lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điệnGiả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu huỳnh domột nhóm nhà máy nhiệt điện thải ra. Tổng số lượng chất thải hiện hành là 120.000 tấn lưuhuỳnh một năm, và những nhà hoạch định chính sách quyết định rằng con số này cần phảiđược giảm xuống còn 80.000 tấn/năm. Chúng ta hãy xét tình huống của một trong nhữngnhà máy điện này, và giả sử nhà máy hiện đang thải ra 40.000 tấn lưu huỳnh. Giả sử mỗigiấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn lưu huỳnh một năm. Khi bắtđầu chương trình nhà máy được được giao 30 giấy phép phát thải. Người quản lý nhà máycó ba khả năng để chọn: 1. Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép phát thải cho phép ban đầu, là 30.000 tấn/năm. 2. Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu; ví dụ mua thêm 10 giấy phép, như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn. Trong trường hợp này nhà máy sẽ không giảm thải từ mức ban đầu. 3. Giảm lượng chất thải xuống thấp hơn mức 30.000 tấn được cho ban đầu, và đem bán số giấy phép mà nhà máy không cần đến. Ví dụ nếu giảm lượng phát thải xuống còn 20.000 tấn, và bán đi 10 giấy phép không cần đến.Có lẽ khó có thể thấy ngay được rằng việc mua và bán giấy phép giữa những đối tượng gâyô nhiễm (và có lẽ cả những người khác nữa) sẽ dẫn đến việc phân phối tổng lượng phátthải theo nguyên tắc cân bằng biên. Hình 13-1 sẽ giúp chúng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ LỢI ÍCH RÒNG - 5BÀI TẬP1. Sử dụng hình 12-6 và phương trình MAC1 = 200 – 5E và MAC2 = 160 – 4E, tính chi phí tiết kiệm được nếu công ty áp dụng công nghệ mới (MAC2) sau khi mức thuế phát thải 100$/tấn được ban hành. Tính chi phí tiết kiệm được khi có công cụ tiêu chuẩn được áp dụng ở mức 20 tấn. Giải thích tại sao thuế tạo ra khuyến khích cải tiến công nghệ nhiều hơn tiêu chuẩn.2. Giả sử nhà chức trách muốn sử dụng một loại thuế phát thải đánh lên thủy ngân thải vào sông. Hãy minh họa tác động của thuế lên hai ngành công nghiệp thải ra thủy ngân: khai thác vàng và nghề chữa răng. Thảo luận các câu hỏi sau: (a) Làm thế nào nhà chức trách đo lường được lượng thủy ngân thải ra từ 2 nguồn này? (b) Có nên đánh thuế đồng nhất? (c) Tác động có thể có của thuế lên giá vàng và giá dịch vụ chữa răng? (Nên đặt ra một số giả định về đường cầu các hàng hóa này) (d) Kể ra một số động cơ thay đổi công nghệ sản xuất. (e) Tác động phân phối của thuế trong trường hợp này là gì? Nên sử dụng đồ thị khi phân tích.3. Sử dụng số liệu trong bảng 12-1, hoặc biết rằng MAC = 200 – 4E, minh họa bằng đồ thị tác động của khoản trợ cấp phát thải 100$/tấn. Phân biệt trợ cấp và thuế phát thải theo các tiêu chí sau (a) tạo ra động cơ khuyến khích, (b) tính dễ thực hiện, (c) tác động phân phối, và (d) tác động lên ngành công nghiệp gây ô nhiễm.Barry Field & Nancy Olewiler 205 CHƯƠNG 13 GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNGThuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt độngcủa từng đối tượng xả thải, và rồi thu thuế. Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đốitượng xả thải và nhà chức trách, và ta có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tínhchất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế khóa nào khác. Trong chương nàychúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích kinh tế được thiếtkế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa. Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơquan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theohướng phân quyền cho các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính nhữngđối tượng xả thải đó. Công cụ này được gọi là hệ thống giấy phép phát thải có thểchuyển nhượng (TDP).NGUYÊN TẮC CHUNG Một giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà quyền này có thể chuyển nhượng được.Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP), một kiểu quyền sởhữu mới được phát sinh. Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải. Mỗigiấy phép cho phép người nắm giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính bằngkilôgram, tấn, hay bất cứ một đơn vị đo lường nào ghi trong tờ giấy phép). Như vậy ai nắmgiữ quyền này thông thường sẽ có trong tay một số những giấy phép như vậy tại mỗi thờiđiểm. Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép chẳng hạn, thì đối tượng này sẽ cóquyền được thải, trong một khoảng thời gian xác định, một lượng tối đa là 100 đơn vị loạichất thải đã được chỉ định. Như thế, tổng số giấy phép trong tay của tất cả các đối tượngquyết định hạn mức tối đa tổng lượng chất thải được phép xả ra. Những giấy phép phát thảinày có thể chuyển nhượng được; bất cứ ai được phép tham gia vào thị trường giấy phépnày đều có thể mua và bán giấy phép với bất cứ giá nào do chính các bên tham gia thỏathuận.Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về tổng sốgiấy phép phát thải được lưu hành. Sau đó những giấy phép này được phân phối cho cácđối tượng xả thải. Cần phải dùng một công thức nào đó để định xem mỗi đối tượng xả thảisẽ nhận được bao nhiêu giấy phép (chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này sau). Các nhà kinhtế học tán thành phương án sử dụng hiệu quả xã hội (là điểm thiệt hại biên bằng chi phígiảm ô nhiễm biên) làm tiêu chí quyết định số lượng giấy phép phát thải. Do đó giấy phépphát thải hiệu quả xã hội phải thể hiện được tổng lượng phát thải này. Giả sử tổng số giấyphép nhỏ hơn tổng lượng chất thải hiện hành, một số hoặc tất cả đối tượng xả thải sẽ nhậnđược ít giấy phép hơn lượng phát thải hiện tại của họ.Barry Field & Nancy Olewiler 206Ví dụ: Chương trình TDP để giảm khí lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điệnGiả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu huỳnh domột nhóm nhà máy nhiệt điện thải ra. Tổng số lượng chất thải hiện hành là 120.000 tấn lưuhuỳnh một năm, và những nhà hoạch định chính sách quyết định rằng con số này cần phảiđược giảm xuống còn 80.000 tấn/năm. Chúng ta hãy xét tình huống của một trong nhữngnhà máy điện này, và giả sử nhà máy hiện đang thải ra 40.000 tấn lưu huỳnh. Giả sử mỗigiấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn lưu huỳnh một năm. Khi bắtđầu chương trình nhà máy được được giao 30 giấy phép phát thải. Người quản lý nhà máycó ba khả năng để chọn: 1. Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép phát thải cho phép ban đầu, là 30.000 tấn/năm. 2. Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu; ví dụ mua thêm 10 giấy phép, như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn. Trong trường hợp này nhà máy sẽ không giảm thải từ mức ban đầu. 3. Giảm lượng chất thải xuống thấp hơn mức 30.000 tấn được cho ban đầu, và đem bán số giấy phép mà nhà máy không cần đến. Ví dụ nếu giảm lượng phát thải xuống còn 20.000 tấn, và bán đi 10 giấy phép không cần đến.Có lẽ khó có thể thấy ngay được rằng việc mua và bán giấy phép giữa những đối tượng gâyô nhiễm (và có lẽ cả những người khác nữa) sẽ dẫn đến việc phân phối tổng lượng phátthải theo nguyên tắc cân bằng biên. Hình 13-1 sẽ giúp chúng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức lịch sử kinh tế thế giới công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 961 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 569 12 0 -
2 trang 511 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 469 0 0 -
52 trang 413 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 294 0 0 -
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 288 0 0 -
Báo cáo thực tập thực tế: Nghiên cứu và xây dựng website bằng Wordpress
24 trang 287 0 0 -
293 trang 286 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 280 0 0