Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng toxocara spp
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 321.05 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đứng trước tình hình ký sinh trùng từ động vật lây sang người như toxocara spp ngày càng được xã hội quan tâm, nhất là hiện nay chưa có một “tiêu chuẩn vàng” trong việc chẩn đoán bệnh này, từ đó nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo toxocara spp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng toxocara spp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HÓA, HUYẾT HỌC TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN NHIỄM ẤU TRÙNG TOXOCARA SPP Đỗ Thị Phượng Linh*, Lương Trường Sơn*, Đặng Thị Nga*, Phạm Thị Thu Giang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đứng trước tình hình ký sinh trùng từ động vật lây sang người như Toxocara spp. ngày càng được xã hội quan tâm, nhất là hiện nay chưa có một “tiêu chuẩn vàng” trong việc chẩn đoán bệnh này, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo Toxocara spp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trong năm 2012 tại Viện SR – KST – CT Tp.HCM theo nghiên cứu cắt ngang trên những bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Khám bệnh chuyên ngành thuộc Viện Sốt rét – KST – CT Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu lâm sàng hoặc nghi ngờ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Kết quả: 21% các trường hợp có huyết thanh dương tính với Toxocara sp có tăng số lượng bạch cầu trong máu, 30% các trường hợp nhiễm Toxocara sp có tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu. Những trường hợp nhiễm Toxocara sp có AST, ALT cao hơn là trường hợp không nhiễm và những thay đổi về chỉ số huyết học và sinh hóa không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các hiệu giá kháng thể. Kết luận: Số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan, ALT và AST được sử dụng để củng cố thêm cho chẩn đoán nhiễm Toxocara spp ngoài hiệu giá kháng thể của ELISA. Từ khóa: Giun đũa chó/mèo, bạch cầu ái toan, ALT, AST. ABSTRACT ASSESSMENT OF HEMATOLOGY AND BIOCHEMISTRY VALUES ON PATIENTS AFFECTED BY TOXOCARA SPP Do Thi Phuong Linh, Luong Truong Son, Dang Thi Nga, Pham Thi Thu Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 105 - 109 Backgrounds: The diagnosis of zoonoses such as toxocariasis is presently more and more being concerned especially when there is no “gold standard” currently available for the diagnosis. We carry out this study in order to assess the relationship between paraclinical factors in patients with toxocariasis. Subjects and methods: This cross-sectional study was conducted in 2012 at the National Institute of Malarialogy - Parasitology and Entomology HCMC on the patients aged 18 years or older with clinical signs or suspected Toxocara spp. Results: Leukocytosis and eosinophilia were observed in 21% and 30% of cases of toxocariasis, respectively. Higher values of aspartate transaminase (ALT) and alanine transaminase (AST) were seen in toxocariasis comparing to the non-infected cases. Among different titers of antibodies to toxocara spp, changes in hematology and biochemistry did not differ significantly. Conclusions: The number of white blood cells, eosinophils, ALT and AST may reinforce the diagnosis of toxocariasis besides ELISA antibody titers. Key words: Toxocara spp, eosinophil, ALT, AST. * Viện Sốt rét – KST – CT TP.HCM Tác giả liên lạc: KS. Đỗ Thị Phượng Linh, ĐT: 0935222712, Chuyên Đề Ký Sinh Trùng Email: dophuonglinh2712@gmail.com 105 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Với điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thì các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở hệ tiêu hóa lưu hành khá phổ biến ở khu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đồng thời được xem là bệnh thường gặp tại những nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Các bệnh từ động vật lây sang người (zoonosis) ngày càng được chú trọng do con đường phát triển trong người thường đi vào ngõ cụt nên khó chẩn đoán bằng các kỹ thuật thường quy như xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, mà phải nhờ đến các kỹ thuật miễn dịch (Trần Vinh Hiển và cs., 2008)(1). Các kỹ thuật này ngày càng hoàn thiện nên phát hiện bệnh nhiều hơn. Trong các bệnh trên có bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo mà bệnh cảnh lâm sàng ở người nhiều khi không có triệu chứng rõ ràng và không xét nghiệm tìm ký sinh trùng trong phân được. Theo điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%, điều tra tại 2 xã Chư Pả và H‘Bông, tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo là 50% (Nguyễn Thị Khả Ái và cs., 2009; Phan Anh Tuấn và cs., 2006) (2,3) Để đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo Toxocara sp, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp”. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian Trung Tâm Khám Bệnh Chuyên Ngành – Viện Sốt Rét - KST – CT – TPHCM. Từ tháng 06/2012 – 10/2012. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng toxocara spp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HÓA, HUYẾT HỌC TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN NHIỄM ẤU TRÙNG TOXOCARA SPP Đỗ Thị Phượng Linh*, Lương Trường Sơn*, Đặng Thị Nga*, Phạm Thị Thu Giang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đứng trước tình hình ký sinh trùng từ động vật lây sang người như Toxocara spp. ngày càng được xã hội quan tâm, nhất là hiện nay chưa có một “tiêu chuẩn vàng” trong việc chẩn đoán bệnh này, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo Toxocara spp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến hành trong năm 2012 tại Viện SR – KST – CT Tp.HCM theo nghiên cứu cắt ngang trên những bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Khám bệnh chuyên ngành thuộc Viện Sốt rét – KST – CT Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu lâm sàng hoặc nghi ngờ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên. Kết quả: 21% các trường hợp có huyết thanh dương tính với Toxocara sp có tăng số lượng bạch cầu trong máu, 30% các trường hợp nhiễm Toxocara sp có tăng số lượng bạch cầu ái toan trong máu. Những trường hợp nhiễm Toxocara sp có AST, ALT cao hơn là trường hợp không nhiễm và những thay đổi về chỉ số huyết học và sinh hóa không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các hiệu giá kháng thể. Kết luận: Số lượng bạch cầu, bạch cầu ái toan, ALT và AST được sử dụng để củng cố thêm cho chẩn đoán nhiễm Toxocara spp ngoài hiệu giá kháng thể của ELISA. Từ khóa: Giun đũa chó/mèo, bạch cầu ái toan, ALT, AST. ABSTRACT ASSESSMENT OF HEMATOLOGY AND BIOCHEMISTRY VALUES ON PATIENTS AFFECTED BY TOXOCARA SPP Do Thi Phuong Linh, Luong Truong Son, Dang Thi Nga, Pham Thi Thu Giang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 105 - 109 Backgrounds: The diagnosis of zoonoses such as toxocariasis is presently more and more being concerned especially when there is no “gold standard” currently available for the diagnosis. We carry out this study in order to assess the relationship between paraclinical factors in patients with toxocariasis. Subjects and methods: This cross-sectional study was conducted in 2012 at the National Institute of Malarialogy - Parasitology and Entomology HCMC on the patients aged 18 years or older with clinical signs or suspected Toxocara spp. Results: Leukocytosis and eosinophilia were observed in 21% and 30% of cases of toxocariasis, respectively. Higher values of aspartate transaminase (ALT) and alanine transaminase (AST) were seen in toxocariasis comparing to the non-infected cases. Among different titers of antibodies to toxocara spp, changes in hematology and biochemistry did not differ significantly. Conclusions: The number of white blood cells, eosinophils, ALT and AST may reinforce the diagnosis of toxocariasis besides ELISA antibody titers. Key words: Toxocara spp, eosinophil, ALT, AST. * Viện Sốt rét – KST – CT TP.HCM Tác giả liên lạc: KS. Đỗ Thị Phượng Linh, ĐT: 0935222712, Chuyên Đề Ký Sinh Trùng Email: dophuonglinh2712@gmail.com 105 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Với điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam thì các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở hệ tiêu hóa lưu hành khá phổ biến ở khu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đồng thời được xem là bệnh thường gặp tại những nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Các bệnh từ động vật lây sang người (zoonosis) ngày càng được chú trọng do con đường phát triển trong người thường đi vào ngõ cụt nên khó chẩn đoán bằng các kỹ thuật thường quy như xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, mà phải nhờ đến các kỹ thuật miễn dịch (Trần Vinh Hiển và cs., 2008)(1). Các kỹ thuật này ngày càng hoàn thiện nên phát hiện bệnh nhiều hơn. Trong các bệnh trên có bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo mà bệnh cảnh lâm sàng ở người nhiều khi không có triệu chứng rõ ràng và không xét nghiệm tìm ký sinh trùng trong phân được. Theo điều tra khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó ở xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh năm 2009 cho thấy tỷ lệ huyết thanh dương tính với Toxocara canis là 20,6%, điều tra tại 2 xã Chư Pả và H‘Bông, tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo là 50% (Nguyễn Thị Khả Ái và cs., 2009; Phan Anh Tuấn và cs., 2006) (2,3) Để đánh giá được phần nào mối liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng với những bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng đường ruột mà ở đây là giun đũa chó/mèo Toxocara sp, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá một số chỉ số sinh hóa, huyết học trên những bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp”. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian Trung Tâm Khám Bệnh Chuyên Ngành – Viện Sốt Rét - KST – CT – TPHCM. Từ tháng 06/2012 – 10/2012. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân có độ tuổi từ 18 tuổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Ký sinh trùng Nhiễm ký sinh trùng đường ruột Giun đũa chó mèo toxocara sppTài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 320 0 0 -
5 trang 315 0 0
-
8 trang 270 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 261 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 247 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 234 0 0 -
13 trang 216 0 0
-
8 trang 213 0 0
-
5 trang 213 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 212 0 0