Danh mục

Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống khoai sọ thu thập tại khu vực Tây Bắc

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 971.95 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây khoai sọ là loài cây bản địa đã được canh tác từ lâu tại Tây Bắc. Kết quả thí nghiệm tại Trường Đại học Tây Bắc năm 2017 cho thấy: Hình thái củ cái các giống có 3 nhóm: Củ cái màu tím bao gồm các mẫu giống Điện Biên 1 và Điện Biên 2, nhóm củ cái màu trắng gồm các mẫu giống Hòa Bình 1 và Sơn La; mẫu giống Hòa Bình 2 có màu vàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống khoai sọ thu thập tại khu vực Tây BắcTẠP CHÍ KHOA HỌCKhoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.82-89 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC MẪU GIỐNG KHOAI SỌ THU THẬP TẠI KHU VỰC TÂY BẮC Đoàn Đức Lân, Nguyễn Hoàng Phương Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Cây khoai sọ là loài cây bản địa đã được canh tác từ lâu tại Tây Bắc. Kết quả thí nghiệm tạiTrường Đại học Tây Bắc năm 2017 cho thấy: Hình thái củ cái các giống có 3 nhóm: Củ cái màu tím bao gồmcác mẫu giống Điện Biên 1 và Điện Biên 2, nhóm củ cái màu trắng gồm các mẫu giống Hòa Bình 1 và Sơn La;mẫu giống Hòa Bình 2 có màu vàng. Thời gian sinh trưởng từ 172-230 ngày, các mẫu giống thu thập tại Sơn Lavà Điện Biên có thời gian sinh trưởng bằng nhau và dài hơn các mẫu giống thu thập tại Hòa Bình. Chiều caocây dao động từ 50,3-76,0 cm và có sự khác biệt rõ rệt, mẫu giống Sơn La cao nhất, thấp nhất là mẫu giống HòaBình 1. Tổng số lá/cây dao động từ 4,7-6,9 lá, trong đó mẫu giống Sơn La nhiều lá nhất, mẫu giống Hòa Bình 1ít nhất. Khối lượng củ cái của các mẫu giống đạt trung bình từ 90,7-174,7 g, mẫu giống Điện Biên 2 nặng hơncác mẫu giống còn lại, mẫu giống Sơn La thấp nhất. Năng suất cá thể của các mẫu giống đạt trung bình từ184,5-307,7 g. Năng suất cá thể của mẫu giống Hòa Bình 1 cao nhất, năng suất cá thể của mẫu giống Sơn Lathấp nhất. Từ khóa: Khoai sọ, củ cái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên.1. Đặt vấn đề Cây khoai Môn, Sọ (Colocasia esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Người ta chorằng cây khoai Môn, Sọ đã được trồng ở vùng Đông Nam châu Á để lấy củ làm lương thựctrong hơn 10.000 năm trước đây, là cây lương thực chính của vùng này trước khi có cây lúatrồng. Từ Đông Nam Á, cây khoai Môn, Sọ phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đớikhắp thế giới [2]. Tên gọi khoai Môn, Sọ phổ biến chung ở miền Nam, trong khi ở miền Bắcvà miền Trung có phân biệt cây khoai Sọ là những loài cây thường cho củ cái to từ 1,5 đếntrên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Theo Bùi Quang Sáng, cứ100g khoai Môn, Sọ thì có đến 109 kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ,44g calci, 44mg phosphate. Với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai Sọ được xem cóthể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả [1]. Khoai Môn, Sọ cung cấpđầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B giúp cơ thể con người chống lại cácchất gây lão hóa da, gia tăng thị lực, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng. Vì những nguyênnhân trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm góp phần đánh giá, bảo tồn các giốngkhoai sọ có chất lượng cao.Ngày nhận bài: 23/9/2018. Ngày nhận đăng: 15/10/2018.Liên lạc: Đoàn Đức Lân, e-mail: doanduclan@utb.edu.vn822. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được thực hiện trên 5 mẫu giống: Khoai Sọ Hòa Bình, khoai Sọ Hòa Bình1, Khoai sọ Sơn La, Khoai sọ Điện Biên 1 và Khoai sọ Điện Biên 2. Địa điểm nghiên cứu tạikhu thực nghiệm Trường Đại học Tây Bắc từ tháng 2/2017 đến tháng 12/2017. Nội dung nghiên cứu gồm: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển; đánh giá mứcđộ nhiễm sâu bệnh; đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Thử nghiệm được bố trí theo kiểu RCB gồm 5 công thức và 4 lần nhắc lại. Diện tích 1ô là 24m2 (3m x 8m). Tổng diện tích cả khu thí nghiệm là 600 m2. Mỗi ô thí nghiệm chọnngẫu nhiên 30 cây để đánh giá các chỉ tiêu: số lá/cây; chiều cao cây; số nhánh; khối lượng củ,kích thước củ; số củ/khóm, phân cấp mỗi loại củ từ cấp 1 đến hết; năng suất cá thể, tỷ lệ hạicủa sâu bệnh hại chính (số cây bị hại/số cây điều tra). Số liệu thu thập được xử lý bằng phầnmềm Minitab bằng mô hình GLM theo tiêu chuẩn Tuckey ở mức ý nghĩa 0,05. Quy trình kỹthuật canh tác dựa theo tài liệu hướng dẫn của Dự án SFIRIA[4].3. Kết quả nghiên cứu3.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống khoai thí nghiệm Cây khoai Sọ có đặc điểm hình thái khá đa dạng do được trồng ở các cùng có điềukiện tự nhiên khác nhau [1]. Dựa vào đặc điểm hình thái có thể phân biệt được các mẫu giốnglàm cơ sở cho việc tuyển chọn giống cây trồng nói chung và cây khoai Sọ nói riêng. Kết quảquan sát, mô tả hình thái các giống khoai Sọ được trình bày tại Bảng 1. Bảng 1. Một số đặc điểm thực vật của các mẫu giống khoai Sọ Màu đường Màu Màu Màu sắc Sự sắpMẫu giống Dải Bò Dạng củ viền mép lá rốn lá dọc lá thịt củ xếp củ Không phân Thành Sơn La Không Xanh Trắng Xanh Trắng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: