Đánh giá mức độ ổn định bờ sông Hương theo lý thuyết ổn định mái dốc
Số trang: 9
Loại file: doc
Dung lượng: 1.24 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sạt lở bờ về những mùa lũ do xâm thực ngang của dòng chảy. Qui mô và cường độ của hiện tượng này phụ thuộc vào chế độ thủy văn - thủy lực, lưu lượng bùn cát cũng như hình thái lòng dẫn và cấu trúc địa chất của bờ ... Mời các bạn tham khảo nội dung bài báo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ ổn định bờ sông Hương theo lý thuyết ổn định mái dốc TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH BỜ SÔNG HƯƠNG THEO LÝ THUYẾT ỔN ĐỊNH MÁI DỐC Trần Hữu Tuyên, Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với diện tích lưu vực 2830 km2, chảy ngang qua một đô thị cổ có nhiều di tích lịch sử văn hoá, sông Hương đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, tâm tư và tình cảm của người dân. Dòng sông này đã góp phần tạo nên môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho Huế. Vì thế, đảm bảo độ ổn định của bờ sông Hương hiện nay là nhiệm vụ vô cùng cấp bách và mang tính thời sự. Như đã biết, vào những mùa mưa lũ hàng năm gần đây, nhất là vào mùa mưa lũ cuối năm 1998, 1999 và 2000 trên đoạn sông thuộc hạ lưu sông Hương quá trình sạt lở bờ đã xảy ra rất mạnh mẽ. Nguyên nhân gây sạt lở bờ rất đa dạng, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự mất ổn định bờ sông Hương như sau: Sạt lở bờ về những mùa lũ do xâm thực ngang của dòng chảy. Qui mô và cường độ của hiện tượng này phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn thuỷ lực, lưu lượng bùn cát cũng như hình thái lòng dẫn và cấu trúc địa chất của bờ ... Trượt trọng lực xảy ra khi hình dạng của lòng sông thay đổi do xâm thực sâu của dòng chảy (do khai thác cát hoặc xây dựng các công trình ven bờ). Quá trình trượt trọng lực chủ yếu phụ thuộc vào trắc diện ngang của bờ, tính chất địa chất công trình của các loại đất đá cấu tạo nên bờ và tác động thuỷ động lực của nước ngầm. Thật ra, không có ranh giới phân định rõ ràng về sự mất ổn định bờ sông do xâm thực ngang của dòng chảy và trượt trọng lực (xâm thực sâu của dòng chảy). Điều khác biệt dễ nhận thấy là cách thức biểu hiện của chúng.Trong khi hiện tượng sạt lở bờ thường xảy ra khi lũ lớn trên các đoạn sông uốn khúc, quanh co thì trượt trọng lực có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ với cường độ mạnh hơn nhiều và mang tính chất của tai biến địa chất. Hiện tượng trượt lỡ đường ở gần Ngã Ba Tuần, trên quốc lộ 49 vào mùa lũ năm 1998 là ví dụ khá điển hình. Trên cơ sở lý thuyết ổn định mái dốc và số liệu của Dự án “ Nghiên cứu, dự báo phòng chống sạt lở bờ sông hệ thống sông miền Trung” do PGS. TSKH Nguyễn 39 Viễn Thọ chủ trì, chúng tôi thử tiến hành đánh giá độ ổn định bờ sông Hương đoạn Tuần Bao Vinh (TBV) bằng mô hình SLOPE/W như sau: 40 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Có thể nói, Coulomb là người đầu tiên đặt nền tảng cho lý thuyết ổn định mái dốc, bởi lẽ vào những năm 70 của thế kỷ 18 chính ông đã viết cuốn sách cơ học đất đầu tiên và đưa ra phương trình nổi tiếng về cường độ chống cắt của đất = n ă + C. Mặt dù ý tưởng do ông đưa ra còn gặp phải nhiều nhược điểm, chẳng hạn ông đã giả thiết mặt trượt là mặt phẳng và chưa đề cập đến áp lực nước lỗ rỗng cũng như ảnh hưởng của các ứng suất. Tuy nhiên, chính điều đó đã hội tụ được sự quan tâm của các nhà khoa học và thúc đẩy lý thuyết ổn định mái dốc dần phát triển và hoàn thiện hơn trong vài thế kỷ qua trong việc đánh giá độ bền của mái dốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thiết kế và thi công các công trình bằng đất như: mái đập, ta luy đường, kênh dẫn, bờ sông... Trong thời đại ngày nay với những tiến bộ và phát triển thần kỳ của khoa học kỹ thuật, việc kiểm toán ổn định đã được chương trình hóa trên máy tính với phần mềm SLOPE/W của hãng GEO SLOPE Internation Ltd (Canada). Chương trình này được thiết lập để tính toán hệ số an toàn nhỏ nhất theo phương pháp của Canada (GLE General limit equilibrium). Nhìn chung, phần mềm này đã tổng hợp khá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân tích ổn định mái dốc, đặc biệt là việc xét đến các tính chất của đất trong điều kiện bảo hòa nước (hệ số bảo hòa khác 1) đã làm tăng độ chính xác của kết quả tính tóan. Đây là chương trình tính toán độ ổn định mái dốc thông dụng nhất hiện nay dựa theo lý thuyết phân mảnh do Fellenius đề xuất vào đầu thế kỷ 19 và cho đến nay không ngừng được hoàn thiện. Chúng được xem như là phương pháp số (Soil mechanic; T.Wu Boston, 1966) rất có hiệu lực để tính toán ổn định mái dốc vì có thể xét đến tính không đồng nhất của khối đất đá và áp lực nước lổ rỗng tại mọi điểm trong khối đất. Theo lý thuyết phân mảnh, khối đất được phân chia thành các mảnh thẳng đứng và đánh số thứ tự từ 1 đến n. Từ sơ đồ lực tổng quát trên hình 1, cho thấy lực tác động lên một mảnh bất kỳ như sau: Tải trọng ngoài tác động trên đỉnh mảnh Qi Trọng lượng mảnh Wi Lực tương tác của mảnh bên trái và bên phải: Et, Ep. Lực ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ ổn định bờ sông Hương theo lý thuyết ổn định mái dốc TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 12, 2002 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH BỜ SÔNG HƯƠNG THEO LÝ THUYẾT ỔN ĐỊNH MÁI DỐC Trần Hữu Tuyên, Đỗ Quang Thiên Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với diện tích lưu vực 2830 km2, chảy ngang qua một đô thị cổ có nhiều di tích lịch sử văn hoá, sông Hương đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống, tâm tư và tình cảm của người dân. Dòng sông này đã góp phần tạo nên môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho Huế. Vì thế, đảm bảo độ ổn định của bờ sông Hương hiện nay là nhiệm vụ vô cùng cấp bách và mang tính thời sự. Như đã biết, vào những mùa mưa lũ hàng năm gần đây, nhất là vào mùa mưa lũ cuối năm 1998, 1999 và 2000 trên đoạn sông thuộc hạ lưu sông Hương quá trình sạt lở bờ đã xảy ra rất mạnh mẽ. Nguyên nhân gây sạt lở bờ rất đa dạng, nhưng nhìn chung có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự mất ổn định bờ sông Hương như sau: Sạt lở bờ về những mùa lũ do xâm thực ngang của dòng chảy. Qui mô và cường độ của hiện tượng này phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn thuỷ lực, lưu lượng bùn cát cũng như hình thái lòng dẫn và cấu trúc địa chất của bờ ... Trượt trọng lực xảy ra khi hình dạng của lòng sông thay đổi do xâm thực sâu của dòng chảy (do khai thác cát hoặc xây dựng các công trình ven bờ). Quá trình trượt trọng lực chủ yếu phụ thuộc vào trắc diện ngang của bờ, tính chất địa chất công trình của các loại đất đá cấu tạo nên bờ và tác động thuỷ động lực của nước ngầm. Thật ra, không có ranh giới phân định rõ ràng về sự mất ổn định bờ sông do xâm thực ngang của dòng chảy và trượt trọng lực (xâm thực sâu của dòng chảy). Điều khác biệt dễ nhận thấy là cách thức biểu hiện của chúng.Trong khi hiện tượng sạt lở bờ thường xảy ra khi lũ lớn trên các đoạn sông uốn khúc, quanh co thì trượt trọng lực có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ với cường độ mạnh hơn nhiều và mang tính chất của tai biến địa chất. Hiện tượng trượt lỡ đường ở gần Ngã Ba Tuần, trên quốc lộ 49 vào mùa lũ năm 1998 là ví dụ khá điển hình. Trên cơ sở lý thuyết ổn định mái dốc và số liệu của Dự án “ Nghiên cứu, dự báo phòng chống sạt lở bờ sông hệ thống sông miền Trung” do PGS. TSKH Nguyễn 39 Viễn Thọ chủ trì, chúng tôi thử tiến hành đánh giá độ ổn định bờ sông Hương đoạn Tuần Bao Vinh (TBV) bằng mô hình SLOPE/W như sau: 40 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Có thể nói, Coulomb là người đầu tiên đặt nền tảng cho lý thuyết ổn định mái dốc, bởi lẽ vào những năm 70 của thế kỷ 18 chính ông đã viết cuốn sách cơ học đất đầu tiên và đưa ra phương trình nổi tiếng về cường độ chống cắt của đất = n ă + C. Mặt dù ý tưởng do ông đưa ra còn gặp phải nhiều nhược điểm, chẳng hạn ông đã giả thiết mặt trượt là mặt phẳng và chưa đề cập đến áp lực nước lỗ rỗng cũng như ảnh hưởng của các ứng suất. Tuy nhiên, chính điều đó đã hội tụ được sự quan tâm của các nhà khoa học và thúc đẩy lý thuyết ổn định mái dốc dần phát triển và hoàn thiện hơn trong vài thế kỷ qua trong việc đánh giá độ bền của mái dốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thiết kế và thi công các công trình bằng đất như: mái đập, ta luy đường, kênh dẫn, bờ sông... Trong thời đại ngày nay với những tiến bộ và phát triển thần kỳ của khoa học kỹ thuật, việc kiểm toán ổn định đã được chương trình hóa trên máy tính với phần mềm SLOPE/W của hãng GEO SLOPE Internation Ltd (Canada). Chương trình này được thiết lập để tính toán hệ số an toàn nhỏ nhất theo phương pháp của Canada (GLE General limit equilibrium). Nhìn chung, phần mềm này đã tổng hợp khá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân tích ổn định mái dốc, đặc biệt là việc xét đến các tính chất của đất trong điều kiện bảo hòa nước (hệ số bảo hòa khác 1) đã làm tăng độ chính xác của kết quả tính tóan. Đây là chương trình tính toán độ ổn định mái dốc thông dụng nhất hiện nay dựa theo lý thuyết phân mảnh do Fellenius đề xuất vào đầu thế kỷ 19 và cho đến nay không ngừng được hoàn thiện. Chúng được xem như là phương pháp số (Soil mechanic; T.Wu Boston, 1966) rất có hiệu lực để tính toán ổn định mái dốc vì có thể xét đến tính không đồng nhất của khối đất đá và áp lực nước lổ rỗng tại mọi điểm trong khối đất. Theo lý thuyết phân mảnh, khối đất được phân chia thành các mảnh thẳng đứng và đánh số thứ tự từ 1 đến n. Từ sơ đồ lực tổng quát trên hình 1, cho thấy lực tác động lên một mảnh bất kỳ như sau: Tải trọng ngoài tác động trên đỉnh mảnh Qi Trọng lượng mảnh Wi Lực tương tác của mảnh bên trái và bên phải: Et, Ep. Lực ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết ổn định mái dốc Bờ sông Hương Chế độ thủy văn Lưu lượng bùn cát Cấu trúc địa chất Phòng chống sạt lở bờ sôngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đánh giá hiện trạng và tác động của các tai biến địa chất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
13 trang 43 0 0 -
Nghiên cứu cấu trúc địa chất – địa chất thủy văn đảo Phú Quý, Bình Thuận bằng tài liệu địa vật lý
19 trang 35 0 0 -
Một số đặc tính xây dựng của đất loại sét yếu holocen khu vực ven biển Bắc Trung bộ
10 trang 31 0 0 -
Áp dụng phương pháp Georadar để nghiên cứu trên các mẫu vật và mô hình ở Việt Nam
14 trang 24 0 0 -
đề tài: MÔ PHỎNG VÀ TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ THUỶ VĂN, THUỶ LỰC & CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO HỆ THỐNG SÔNG SOÀI RẠP
24 trang 24 0 0 -
Đồ án bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò
79 trang 23 0 0 -
Đánh giá mức độ tin cậy của trữ lượng than mỏ Cao Sơn, Quảng Ninh bằng mô hình toán địa chất
13 trang 22 0 0 -
Giáo trình Địa chất đại cương và Địa chất lịch sử: Phần 2 - Phùng Ngọc Đĩnh, Lương Hồng Hược
75 trang 22 0 0 -
19 trang 21 0 0
-
Đồ án thiết kế môn học Nền và Móng
117 trang 20 0 0