Danh mục

Đánh giá mức độ xói mòn đất tại tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 992.01 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đánh giá mức độ xói mòn đất tại tỉnh Đắk Lắk. Có nhiều phương pháp khác nhau, cách tiếp cận khác nhau để nghiên cứu vấn đề xói mòn đất, trong đó, phương pháp sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để mô hình hóa, tính toán xói mòn đất theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi của Wischmeier và Smith là phương pháp hiện đại có khả năng giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong thời gian ngắn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá mức độ xói mòn đất tại tỉnh Đắk Lắk ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XÓI MÒN ĐẤT TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Trần Xuân Biên Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa Tóm tắt Đắk Lắk là một tỉnh rộng lớn với tổng diện tích 13.125,37 km2, gồm 15 đơn vị hành chínhcấp huyện, trải dài từ 107o28’57” đến 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” đến 13o25’06”độ vĩ Bắc. Trong nghiên cứu này, bản đồ xói mòn đất tỉnh Đắk Lắk xây dựng bằng phương phápGIS dựa trên công thức của phương trình mất đất phổ dụng biến đổi RUSLE, gồm có 05 bản đồhệ số: bản đồ hệ số che phủ đất (C); bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R); bản đồ hệ số xói mòn đất(K); bản đồ hệ số xói mòn địa hình (LS) và bản đồ hệ số do biện pháp canh tác (P). Từ đó, xácđịnh được mức độ và vị trí của các khu vực xói mòn đất theo 04 mức: Không xói mòn; xói mònyếu; xói mòn trung bình và xói mòn mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ xói mòn mạnh là44.682 ha (chiếm 3,7 %) chủ yếu từ đất chưa sử dụng (38.405 ha) tập trung ở một số huyện có địahình cao là: Ea Súp, M’Đrắk, Krông Bông, Lắk. Mức độ xói mòn trung bình là 36.415 ha (chiếm3,0 %), tập trung ở một số huyện là M’Đrắk, Krông Bông, Ea H’leo, Ea Súp. Mức độ xói mònyếu là 153.345 ha (chiếm 12,6 %), tập trung ở một số huyện là Ea H’leo, Ea Súp, M’Đrắk, KrôngBông, Krông Búk, Krông Năng. Mức độ không bị xói mòn diện tích 979.317 ha. Nghiên cứu đãđưa ra một số giải pháp giúp chính quyền địa phương có kế hoạch áp dụng các biện pháp chốngxói mòn đất một cách hiệu quả. Từ khóa: Hệ thống thông tin địa lý; Xói mòn; Đắk Lắk. Abstract Assessment of the level of soil erosion in Dak Lak province Dak Lak is a large area with a total area of ​​13,125.37 km2, including 15 district-leveladministrative units, stretching from 107o28’57” to 108o59’37” East longitude and from 12o9’45”to 13o25’06” North latitude. In this study, the soil erosion map of Dak Lak province was developedusing GIS based on the formula of the commonly used RUSLE variable land loss equation, including5 coefficient maps: land cover coefficient map (C); map of erosion coefficients due to rain (R); mapof soil erosion coefficient (K); topographic coefficient erosion map (LS) and cultivation coefficientmap (P). From that, the level and location of soil erosion areas have been determined accordingto 4 levels: No erosion; weak erosion; moderate erosion and strong erosion. The research resultsshow that the strong erosion level is 44,682 ha (accounting for 3.7 %), mainly from unused land(38,405 ha), concentrated in some high terrain districts: Ea Sup, M’Dak Lak, Krong Bong, Lak;the average level of erosion is 36,415 ha (accounting for 3.0 %), concentrated in some districts ofM’Drak, Krong Bong, Ea H’leo, Ea Sup; weak erosion level of 153,345 ha (accounting for 12.6 %)is concentrated in some districts of Ea H’leo, Ea Sup, M’Drak, Krong Bong, Krong Busk, KrongNang and no erosion of the area 979,317 ha. The study has come up with a number of solutions tohelp local authorities plan to apply effective soil erosion control measures. Keywords: Geographic information system; Erode; Dak Lak. 1. Đặt vấn đề Xói mòn đất từ lâu được coi là nguyên nhân gây thoái hóa tài nguyên đất nghiêm trọng ởvùng đồi núi [6]. Xói mòn ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất của đất và gây hậu quả lớn trongmột thời gian dài, đất đai bị thoái hóa, năng suất cây trồng giảm sút, ô nhiễm môi trường, gây bồi70 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vữnglắng lòng hồ, lòng sông và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Vấn đề xói mòn đất đã được đề cậpđến trong các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước từ nhiều thập niên nay.Nhiều nghiên cứu đã được thực nghiệm nhằm đánh giá, đo lường và mô hình hóa những nguyênnhân cũng như những tác động của các nhân tố đến xói mòn đất. Kết quả cho thấy có 05 yếu tố tácđộng đến xói mòn đất bao gồm: lượng mưa, loại đất, địa hình, lớp phủ và loại sử dụng đất [10]. Đắk Lắk là một vùng rộng lớn có tổng diện tích 13.125,37 km2, gồm 15 đơn vị hành chính cấphuyện, trải dài từ 107o28’57” đến 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” đến 13o25’06” độ vĩ Bắc.Địa hình Đắk Lắk khá phức tạp, có sự phân hóa mạnh, độ cao trung bình 500 - 1.500 m, độ cao thấpnhất từ 100 - 200 m dãy núi cao nhất là Chư Yang Sin (2.405 m). Đồng thời, lượng mưa trung bìnhnăm dồi dào khoảng 1.500 mm, nhưng tập trung đến 85 - 90 % vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng10. Vì vậy, khả năng mất đất hàng năm do xói mòn trong điều kiện địa hình dốc, mưa lớn, tập trunglà rất lớn. Để giảm thiểu xói mòn đất ở khu vực miền núi, 02 vấn đề cần được nghiên cứu song songlà: Thực trạng quá trình xói mòn đất, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng và những giải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: