Danh mục

Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh thông qua phương pháp dạy học Webquest trong dạy học hóa học 10

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu về cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học WebQuest. Thực nghiệm sư phạm và kết quả xử lí thống kê cho thấy bộ công cụ đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề có độ tin cậy và độ giá trị cao. Những kết quả nghiên cứu này có thể nhân rộng được
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh thông qua phương pháp dạy học Webquest trong dạy học hóa học 10 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỢP TÁC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 10 Trần Trung Ninh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy - Trường Trung học phổ thông Lăk, tỉnh Đăk Lăk Ngày nhận bài: 16/09/2018; ngày sửa chữa: 20/09/2018; ngày duyệt đăng: 27/09/2018. Abstract: Collaborative problem solving skills have become increasingly important in the modern world. However, the assessment of the collaborative problem solving skills is still new and difficult for teachers. This article presents the structure of the collaborative problem solving skills, the tools for assessing students collaborative problem solving skills by WebQuest method. According to pedagogical experiments and statistical processing results, this assessment toolkit is of high reliability and validity, which can be widely applied. Keywords: Collaborative problem solving skills, teaching Chemistry for grade 10, Webquest method, students. 1. Mở đầu Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào sự thành công của nền giáo dục ở quốc gia đó. Ngày nay, cuộc cách mạng 4.0 đang mở ra một thời kì mới với nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng có những thách thức. Trong những năng lực cần có của người học, hợp tác giải quyết vấn đề (HTGQVĐ) là một năng lực quan trọng. Năm 2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (tiếng Anh: Organization for Economic Co-operation and Development; viết tắt: OECD) đã lần đầu tiên đề xuất khung năng lực HTGQVĐ cho học sinh (HS) độ tuổi 15 [1]. Griffin và E.Care đã giới thiệu việc đánh giá năng lực HTGQVĐ [2]. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu bước đầu về năng lực và đánh giá năng lực giải quyết vấn đề [3]. Đã có một số nghiên cứu về năng lực HTGQVĐ [4]. Tuy nhiên, do sự đa dạng của đánh giá năng lực, việc đánh giá năng lực HTGQVĐ vẫn còn khá mới và gây khó khăn cho giáo viên. Trong quá trình dạy học, biểu hiện có thể quan sát được của năng lực HTGQVĐ là khác nhau, do đó cần có những công cụ đánh giá phù hợp. Bài viết giới thiệu cấu trúc của năng lực HTGQVĐ, đánh giá năng lực HTGQVĐ của HS thông qua phương pháp dạy học WebQuest chủ đề “Oxi - ozon” trong chương trình Hóa học 10. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề 2.1.1. Khái niệm Theo The Programme for International Student Assessment: “Năng lực HTGQVĐ là năng lực của một cá nhân tham gia có hiệu quả vào một quá trình mà ở đó, 37 hai hoặc nhiều người cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách chia sẻ những hiểu biết, nỗ lực cần thiết để đi đến một giải pháp và tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, nỗ lực để đạt được giải pháp đó” [1; tr 6]. Sự hợp tác có thể được đánh giá ở cấp độ cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Một ưu điểm của sự hợp tác là kết quả của nhóm trong việc giải quyết vấn đề có thể lớn hơn tổng các kết quả cá nhân đạt được. Tuy nhiên, trong đánh giá của PISA, hiệu quả HTGQVĐ phụ thuộc vào khả năng hợp tác của các thành viên trong nhóm và ưu tiên thành công của nhóm hơn là thành công của cá nhân. Sự cộng tác là hoạt động làm việc cùng nhau, hướng tới mục tiêu chung. Thành tố đầu tiên của sự cộng tác là giao tiếp, trao đổi kiến thức hoặc ý kiến nhằm tối ưu hóa sự hiểu biết của người học. HTGQVĐ có nghĩa là tiếp cận vấn đề một cách có trách nhiệm bằng cách làm việc cùng nhau, trao đổi ý tưởng. Hợp tác là một công cụ hữu ích, đặc biệt là khi dựa vào các yếu tố: kiến thức và khả năng giải quyết xung đột của các thành viên. Quá trình HTGQVĐ là cần thiết khi giải quyết một số vấn đề phức tạp mà một cá nhân không thực hiện được, cần năng lực chung của cả nhóm. Do các thành viên trong nhóm sẽ khác nhau về năng lực và kinh nghiệm, nên khi HTGQVĐ, mỗi thành viên sẽ có cơ hội chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để đạt được mục tiêu chung. Dựa theo bảng cấu trúc năng lực HTGQVĐ của PISA, chúng tôi đã xây dựng bảng cấu trúc năng lực HTGQVĐ như sau (xem hình 1 trang bên): 2.1.2. Các bước phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề cho học sinh Email: ninhtt@hnue.edu.vn VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 37-41 Phát hiện các nguồn lực và khả năng của các thành viên trong nhóm Năng lực HTGQVĐ Năng lực khám phá và hiểu biết Đưa ra các kiểu, nguyên tắc hoạt động nhóm Xây dựng, chia sẻ, trao đổi ý kiến của các thành viên trong nhóm Năng lực mô tả và trình bày Phân tích, phát hiện vấn đề Thu thập, xử lí thông tin, đề xuất giải pháp Năng lực lập kế hoạch và thực hiện Đưa ra kế hoạch Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề theo các nguyên tắc hợp tác của nhóm Năng lực giám sát và phản ánh Theo dõi quá trình giải quyết vấn đề và điều chỉnh Hình 1. Cấu trúc năng lực HTGQVĐ Bước 1: Nhận thức rõ các biểu hiện của năng lực HTGQVĐ, lập kế hoạch phát triển năng lực HTGQVĐ, thể hiện ở kế hoạch bài học. GV cần lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp để thiết kế các ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: