Danh mục

Đánh giá nhận thức sinh viên trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.61 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá nhận thức sinh viên trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trình bày khái quát các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mạng xã hội, các kênh thông tin và đánh giá tác động của mạng xã hội và các kênh thông tin đến nhận thức, hành động của sinh viên Trường Đại học An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nhận thức sinh viên trường Đại học An Giang về các thông tin trên mạng xã hội và kênh thông tin chính thống đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc giaĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG VỀ CÁC THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI VÀ KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỐNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA Nguyễn Hồ Thanh1 Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài viết tác giả trình bày khái quát các vấn đề về chủquyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, mạng xã hội, các kênh thông tin và đánh giá tác độngcủa mạng xã hội và các kênh thông tin đến nhận thức, hành động của sinh viên Trường Đạihọc An Giang về chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia. Từ đó, kiến nghị một số giảipháp nâng cao nhận thức, hành động của sinh viên về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnhthổ, biên giới quốc gia trước tác động của các kênh thông tin. Từ khóa: Kênh thông tin, Chủ quyền lãnh thổ, Biên giới quốc gia, Sinh viên, TrườngĐại học An Giang. 1. Mở đầu Nghiên cứu tác động của mạng xã hội và các kênh thông tin chính thống đến nhậnthức và hành động của sinh viên Trường ĐHAG về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnhthổ, biên giới quốc gia là một vấn đề có vai trò quan trọng và cấp bách. Bởi vì, vấn đề chủquyền lãnh thổ, biên giới quốc gia (CQLT, BGQG) là một vấn đề nhạy cảm và có nhữngdiễn biến vô cùng phức tạp. Để sinh viên Trường Đại học An Giang (Trường ĐHAG) cóđược hiểu biết đúng đắn về vấn đề này là điều rất khó khăn. Trong khi việc tìm hiểu thôngtin về CQLT, BGQG là một nhu cầu lớn và diễn ra hằng ngày của sinh viên, nhưng cáckênh truyền thông lại chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng của mình, trong đó baogồm các kênh chính thống cũng như các trang mạng xã hội. Vấn đề thông tin tràn lan, thiếusự xác thực và còn nhiều sai lệch đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của sinhviên Trường ĐHAG cũng như toàn xã hội. Vì vậy, bài viết cung cấp kết quả điều tra Nhậnthức của sinh viên Trường ĐHAG về các thông tin trên mạng xã hội (MXH) và kênh chínhthông tin chính thống (KTTCT) đối với vấn đề (CQLT, BGQG), nhằm đánh giá thực trạngnhận thức về vấn đề này của sinh viên Trường ĐHAG. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng là nhận thức và hànhđộng về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của sinh viên TrườngĐại học An Giang hiện nay. Chúng tôi sẽ khảo sát ngẫu nhiên 300 mẫu (300 sinh viên) củaTrường Đại học An Giang ở tám Khoa (Luật và Khoa học chính trị, Sư phạm, Nông nghiệp- Tài nguyên thiên nhiên, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật - Công nghệ - Môitrường, Du lịch và Văn hóa - Nghệ thuật, Kinh tế - Quản trị kinh doanh).1. ThS., Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM 73ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG... 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu tư liệu Nhằm mục đích tìm hiểu các công trình, bài viết, ấn phẩm có liên quan đến đối tượngkể cả tư liệu trên Internet để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan, biện chứng vềđối tượng. Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, tập hợp và khảo sát các tài liệu tham khảo, cáccông trình nghiên cứu khoa học, các ấn phẩm, bài viết có liên quan đến đề tài. Ghi chép, đúckết các nhận định khoa học từ các nguồn tư liệu để làm cơ sở đối chiếu và so sánh. 2.2. Phương pháp khảo sát Nhằm mục đích thu thập thông tin chi tiết về nhận thức cùng với hành động xây dựngvà bảo vệ CQLT, BGQG của sinh viên trước tác động của MXH và các KTTCT, biểu hiệnnhư thế nào. Đối tượng khảo sát: sinh viên đại học, cao đẳng chính quy Trường ĐHAG. Sốlượng được khảo sát: 300 mẫu ngẫu nhiên (ba trăm sinh viên) [6]. Nội dung khảo sát: Tìmhiểu nhận thức và hành động cụ thể của sinh viên Trường ĐHAG về xây dựng và bảo vệCQLT, BGQG trước tác động của MXH và các KTTCT. Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn vận dụngmột số phương pháp khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử… nhằmnghiên cứu một cách có hệ thống về đối tượng. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Các khái niệm có liên quan đến nghiên cứu 3.1.1. Khái niệm và các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia 3.1.1.1. Khái niệm và các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ quốc gia Lãnh thổ, dân cư và chính quyền là ba yếu tố cơ bản cấu thành một quốc gia độc lậpcó chủ quyền. Trong đó, lãnh thổ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là không gian cần thiết, làcơ sở thực tế cho sự tồn tại quốc gia. Ngày nay, khái niệm lãnh thổ quốc gia được định nghĩa“Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trênvùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêngbiệt của mỗi quốc gia nhất định” [1, tr. 11]. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; là quyền tối cao,tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ trên lãnh thổ của mình.Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc giađối với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. 3.1.1.2. Khái niệm và các vấn đề về biên giới quốc gia Các nước trên thế giới đều xây dựng khái niệm biên giới quốc gia và chính thức ghinhận trong một đạo luật về biên giới. Các khái niệm tuy khác nhau nhưng nhìn chung đềuthể hiện hai dấu hiệu đặc trưng: một là, biên giới quốc gia là giới hạn lãnh thổ của một quốcgia; hai là, biên giới quốc gia xác định chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia đối vớilãnh thổ (vùng đất, vùng nước, vùng trời và lòng đất). Như vậy, biên giới quốc gia là hàng rào pháp lý xác định giới hạn vùng đất, vùng74 NGUYỄN HỒ THANHnước, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia; là nơi phân chia chủ quyền của quố ...

Tài liệu được xem nhiều: