Đánh giá nhân viên: Những tiêu chí cần biết!
Số trang: 4
Loại file: docx
Dung lượng: 69.82 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đánh giá nhân viên được xem như là một trong những khâu quan trọng trong quy trình quản lý để có thể xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ, sự phù hợp với công việc… Đánh giá nhân viên là việc làm cần thiết nhưng bạn đã biết những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên chưa? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nhân viên: Những tiêu chí cần biết! ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN: NHỮNG TIÊU CHÍ CẦN BIẾT! Đánh giá nhân viên được xem như là một trong những khâu quan trọng trong quy trình quản lý để có thể xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ, sự phù hợp với công việc… Đánh giá nhân viên là việc làm cần thiết nhưng bạn đã biết những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên chưa? Đánh giá nhân viên là công việc vô cùng cần thiết để các nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc, động viên nhân viên cũng như thúc đẩy kịp thời, giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót của mình. Tuy nhiên, đánh giá nhân viên không phải là điều dễ dàng. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chí chung, áp dụng cho các cấp bậc nhân viên khác nhau, để đánh giá một cách khách quan nhất. Trên thực tế có rất nhiều các tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau, tuy nhiên để có cái nhìn khái quát chung chúng ta sẽ nói đến 3 tiêu chí chính. Đó là: 1. Những tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản Sự trung thực: Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chí này để đánh giá nhân viên. Một nhân viên có tính trung thực sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận ở mức cao hơn, bởi họ biết phân biệt đúng sai và công tư để làm việc. Ngoài ra, họ còn thật thà trong việc đưa ra các báo cáo hay những sai sót của mình để quản lý kịp thời điều chỉnh. Đánh giá nhân viên dựa trên những tiêu chí cơ bản Sự nhiệt tình: Nhiệt tình trong công việc sẽ giúp không khí làm việc khẩn trương và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, sự nhiệt tình của nhân viên sẽ được khách hàng đánh giá cao. Đây cũng là yếu tố đem lại kết quả tốt cho công việc. Tuân thủ quy định về giờ giấc: Giờ giấc là yếu tố quan trọng để bạn có thể đánh giá sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Ngoài ra, tiêu chí này cũng giúp bạn đánh giá được khả năng quản lý thời gian của nhân viên mình. 2. Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên mục tiêu Có 3 tiêu chí đánh giá nhân viên chính dựa trên mục tiêu: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc. Theo mục tiêu hành chính: Nhân viên được đánh giá dựa trên hệ thống KPI, chủ yếu đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của nhân viên để có cơ sở đề bạt, tăng lương hay sa thải. Theo mục tiêu phát triển: Phương pháp này dựa vào hệ thống KPI để nắm được những mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn của nhân viên. Đánh giá theo mục tiêu phát triển có thể biết được nguyện vọng, sự gắn bó của nhân viên, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình làm việc… Từ đó nhà quản lý có thể đưa ra những chiến lược hợp lý giúp nhân viên hoàn thành kết quả cao nhất. Xét cho cùng sự phát triển của nhân viên cũng chính là sự phát triển của doanh nghiệp. Theo mục tiêu hoàn thành công việc: tuyển chọn và đào tạo nhân tài tốt hơn. Dựa vào những tiêu chí như thước đo hiệu quả công việc được giao hàng tháng, hàng năm, hàng quý mà nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên một cách khách quan nhất. 3. Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên hình thức Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp: Ngoài những tiêu chí nêu trên thì các nhà quản lý phải đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình, đưa ra và thống nhất kế hoạch phát triển nhân viên. Công việc này được thực hiện trong các phòng ban, chủ yếu là tương tác giữa nhân viên và quản lý trực tiếp của mình. Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp sẽ đưa ra được cái nhìn đa chiều và toàn diện về tình hình hiện tại của nhân viên và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Đánh giá nhân viên theo ngang cấp: Đây là cách mà các đồng nghiệp, người ngang vị trí tự đánh giá lẫn nhau, dựa trên những chuyên môn chung để nhận xét về năng lực của đồng nghiệp. Tiêu chí đánh giá này dựa trên sự khách quan của các thành viên trong doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên theo toàn diện: Từ nhận xét về nhân viên từ khách hàng, đồng nghiệp, những người xung quanh, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện về nhân viên. Cách đánh giá này sẽ là tiêu chí tổng hợp nhất để ban lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân sự của mình. Việc thưởng, phạt, đề bạt hay sa thải nhân viên cũng dựa trên những con số “biết nói” này, tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để có cái nhìn toàn diện nhất về nhân viên của mình, cùng nhân viên đưa ra chiến lược phát triển, có những chính sách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá nhân viên: Những tiêu chí cần biết! ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN: NHỮNG TIÊU CHÍ CẦN BIẾT! Đánh giá nhân viên được xem như là một trong những khâu quan trọng trong quy trình quản lý để có thể xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ, sự phù hợp với công việc… Đánh giá nhân viên là việc làm cần thiết nhưng bạn đã biết những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên chưa? Đánh giá nhân viên là công việc vô cùng cần thiết để các nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả làm việc, động viên nhân viên cũng như thúc đẩy kịp thời, giúp nhân viên khắc phục những thiếu sót của mình. Tuy nhiên, đánh giá nhân viên không phải là điều dễ dàng. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chí chung, áp dụng cho các cấp bậc nhân viên khác nhau, để đánh giá một cách khách quan nhất. Trên thực tế có rất nhiều các tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau, tuy nhiên để có cái nhìn khái quát chung chúng ta sẽ nói đến 3 tiêu chí chính. Đó là: 1. Những tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản Sự trung thực: Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng tiêu chí này để đánh giá nhân viên. Một nhân viên có tính trung thực sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận ở mức cao hơn, bởi họ biết phân biệt đúng sai và công tư để làm việc. Ngoài ra, họ còn thật thà trong việc đưa ra các báo cáo hay những sai sót của mình để quản lý kịp thời điều chỉnh. Đánh giá nhân viên dựa trên những tiêu chí cơ bản Sự nhiệt tình: Nhiệt tình trong công việc sẽ giúp không khí làm việc khẩn trương và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, sự nhiệt tình của nhân viên sẽ được khách hàng đánh giá cao. Đây cũng là yếu tố đem lại kết quả tốt cho công việc. Tuân thủ quy định về giờ giấc: Giờ giấc là yếu tố quan trọng để bạn có thể đánh giá sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Ngoài ra, tiêu chí này cũng giúp bạn đánh giá được khả năng quản lý thời gian của nhân viên mình. 2. Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên mục tiêu Có 3 tiêu chí đánh giá nhân viên chính dựa trên mục tiêu: Đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc. Theo mục tiêu hành chính: Nhân viên được đánh giá dựa trên hệ thống KPI, chủ yếu đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của nhân viên để có cơ sở đề bạt, tăng lương hay sa thải. Theo mục tiêu phát triển: Phương pháp này dựa vào hệ thống KPI để nắm được những mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn của nhân viên. Đánh giá theo mục tiêu phát triển có thể biết được nguyện vọng, sự gắn bó của nhân viên, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình làm việc… Từ đó nhà quản lý có thể đưa ra những chiến lược hợp lý giúp nhân viên hoàn thành kết quả cao nhất. Xét cho cùng sự phát triển của nhân viên cũng chính là sự phát triển của doanh nghiệp. Theo mục tiêu hoàn thành công việc: tuyển chọn và đào tạo nhân tài tốt hơn. Dựa vào những tiêu chí như thước đo hiệu quả công việc được giao hàng tháng, hàng năm, hàng quý mà nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên một cách khách quan nhất. 3. Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên hình thức Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp: Ngoài những tiêu chí nêu trên thì các nhà quản lý phải đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình, đưa ra và thống nhất kế hoạch phát triển nhân viên. Công việc này được thực hiện trong các phòng ban, chủ yếu là tương tác giữa nhân viên và quản lý trực tiếp của mình. Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp sẽ đưa ra được cái nhìn đa chiều và toàn diện về tình hình hiện tại của nhân viên và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Đánh giá nhân viên theo ngang cấp: Đây là cách mà các đồng nghiệp, người ngang vị trí tự đánh giá lẫn nhau, dựa trên những chuyên môn chung để nhận xét về năng lực của đồng nghiệp. Tiêu chí đánh giá này dựa trên sự khách quan của các thành viên trong doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên theo toàn diện: Từ nhận xét về nhân viên từ khách hàng, đồng nghiệp, những người xung quanh, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện về nhân viên. Cách đánh giá này sẽ là tiêu chí tổng hợp nhất để ban lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân sự của mình. Việc thưởng, phạt, đề bạt hay sa thải nhân viên cũng dựa trên những con số “biết nói” này, tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để có cái nhìn toàn diện nhất về nhân viên của mình, cùng nhân viên đưa ra chiến lược phát triển, có những chính sách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá nhân viên Tiêu chí đánh giá nhân viên Đánh giá năng lực nhân viên Quy trình đánh giá nhân viên Quản lý nhân viên Đánh giá hiệu quả công việc Kế hoạnh phát triển nhân viên Khen thưởng nhân viênGợi ý tài liệu liên quan:
-
4 trang 365 0 0
-
Kỹ năng đưa ra Quyết đinh - Bắt đầu nào!!!
12 trang 216 0 0 -
Biểu mẫu Kế hoạch phát triển nghề nghiệp
2 trang 167 0 0 -
Ebook Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên: Phần 1
82 trang 132 0 0 -
Thuyết trình: Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá nhân viên
10 trang 105 0 0 -
Tiểu luận Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán vé tàu
57 trang 102 1 0 -
Thang đo Stress Holmes và Rahe
11 trang 59 0 0 -
3 trang 53 0 0
-
Tiểu luận: Tuyển dụng nhân viên bán hàng
24 trang 53 0 0 -
4 trang 52 0 0