Danh mục

Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An – tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.29 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích hệ thống môi trường, phương pháp định lượng xác định liều lượng đi vào cơ thể và chỉ số rủi ro đối với sức khỏe để đánh giá chất lượng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An – tỉnh Bình Dương ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE TRONG SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Các thành phần trong nước dưới đất tương đối đa dạng khác nhau do quá trình phong hóa cũngnhư chịu sự ảnh hưởng từ các hoạt động của con người nên vì thế việc khai thác và sử dụng nước dướiđất gây ra hậu quả khá lớn đến sức khỏe của người dân cũng như môi trường xung quanh. Trong nghiêncứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích hệ thống môi trường, phươngpháp định lượng xác định liều lượng đi vào cơ thể và chỉ số rủi ro đối với sức khỏe để đánh giá chất lượngnước dưới đất tại thành phố Dĩ An. Nghiên cứu đã tính toán chỉ số rủi ro sức khỏe đối với Clorua cho 4đối tượng bao gồm nam giới, phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy phụ nữ và nam giới là2 đối tượng có chỉ số độc cao nhất trong 4 đối tượng ở 4 giai đoạn của năm 2019 trong đó quý I chỉ sốđộc là 22,77 cao hơn quý II khoảng 1,79 lần, ở giai đoạn quý III chỉ số này tăng khoảng 2,73 lần và ởgiai đoạn quý IV tăng thêm 1,27 lần so với quý III. Điều này cho thấy, mức độ ảnh hưởng xấu đến sứckhỏe cộng đồng đối với Clorua khi sử dụng nguồn nước dưới đất ngày càng tăng cao. Từ đó, tác giả đãtiến hành xây dựng chương trình quản lý rủi ro khi sử dụng nước ngầm tại thành phố Dĩ An. Từ khóa: đánh giá rủi ro sức khỏe, chỉ số rủi ro, chỉ số độc, clorua, nước dưới đất1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các thành phần trong nước dưới đất tương đối đa dạng khác nhau do quá trình phong hóa cũng nhưchịu sự ảnh hưởng từ các hoạt đến từ con người nên vì thế việc khai thác và sử dụng nước dưới đất gâyra hậu quả khá lớn đến sức khỏe của con người cũng như môi trường xung quanh, việc khai thác nướcdưới đất quá mức gây ra hiện tượng sụt lún, cạn kiệt nguồn nước và các vấn đề về xâm nhập mặn. Đốivới sức khỏe, vi sinh vật, hóa chất tổng hợp có khả năng lây nhiễm. Nước uống có chứa vi khuẩn và cóthể gây ra các bệnh như viêm gan, bệnh tả, hoặc bệnh giardia. Methemo- bệnh thiếu máu cầu hay hộichứng em bé xanh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do uống nước có hàm lượng nitrat cao. Chì gây khuyết tậtở trẻ em, thần kinh, thận và gan và rủi ro khi mang thai. Hàng trăm các hóa chất khác gây nhiều tác dụngphụ đối với sức khỏe của con người nhưng chưa được biết rõ hoặc chưa ngăn ngừa được chất gây ô nhiễmxâm nhập nguồn nước dưới đất gây nguy hiểm đến sức khỏe.[10] Đánh giá rủi ro sức khỏe là tiến trình nghiên cứu tìm kiếm để ước lượng khả năng xảy ra cáctác động bất lợi từ sự phơi nhiễm của con người và sự vật phơi nhiễm với sự hiện diện của các yếu tốhóa học, lý học, sinh học tồn tại trong môi trường.[6] Thành phố Dĩ An là một thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương do sự phát triển về kinh tế nênthu hút một lượng lớn dân nhập cư đến sinh sống và làm việc chính vì thế việc sử dụng nước dưới đấtlàm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt rất phổ biến. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiệnnhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi phơi nhiễm với Clorua trong nướcdưới đất dựa vào chỉ số rủi ro.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng khi phơi nhiễm với Clorua trong nước dưới đất của ngườidân thuộc phường Dĩ An. - Xây dựng khung chương trình quản lý rủi ro cho việc sử dụng nước dưới đất tại thành phố DĩAn. 61 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính như: Phương pháp định lượng Trong bài nghiên cứu phương pháp này được sử dụng các số liệu thu thập được từ các tài liệu,báo cáo về các công thức tính toán để áp dụng cho bài nghiên cứu này. Tính toán liều lượng vào cơ thể của các hóa chất liên tục trong 1 ngày C * CR * EF * ED * RR * ABS CDI  (công thức 1) BW * AT Nguồn : [6] Bảng 1. Mô tả các thông số tính toán Đối tượng Nguồn Thông số Nam Thiếu Phụ nữ Trẻ em giới niên CR : lượng nước sử dụng trong 1 ngày (Lít/ngày) 2,5 2,5 0,78 2 [9]; [10] EF : số ngày ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: