Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác đất hiếm
Số trang: 106
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.35 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường phối hợp cùng các chuyên gia Việt Nam xây dựng với sự trợ giúp toàn diện, tích cực của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật bản (METI), Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp và Nguồn nhân sự tại nước ngoài (HIDA) và các chuyên gia Nhật Bản đến từ Mitsubishi Material Corporation, Hội hiệp Nghiên cứu An toàn Điện hạt nhân NSRA, Công ty Toyota Tsusho Vietnam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác đất hiếm 2012 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC ĐẤT HIẾM LỜI NÓI ĐẦU Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật dùng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Nói cách khác, ĐTM là một công cụ khoa học - kỹ thuật để lồng ghép các vấn đề môi trường vào quá trình xây dựng và quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động xảy ra phụ thuộc vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo. Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính: một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường - đối tượng gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án - đối tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án v.v… Vì vậy, nếu chỉ có những quy định về pháp luật như hiện hành thì công tác ĐTM ở Việt Nam sẽ rất khó mang lại những kết quả mong đợi và rất khó tạo lập được những cơ sở vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó, việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM đối với từng loại hình dự án đầu tư khác nhau là rất cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 và mục tiêu nêu trên, Bản Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Tập trung vào những hướng dẫn mang tính kỹ thuật và chỉ dẫn thực hiện. - Cấu trúc của bản hướng dẫn gồm các chương, mục theo đúng cấu trúc của một báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục 2.5 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Các chương của bản hướng dẫn được cơ cấu thống nhất với các phần cơ bản gồm: Mục tiêu nêu rõ vai trò và ý nghĩa của từng chương đối với việc ĐTM; Nguyên tắc gồm các yêu cầu, chỉ dẫn cần thiết nhằm đảm bảo cho nội dung của báo cáo ĐTM được đầy đủ, có tính khoa học cao và chuẩn xác; Nội dung của từng chương được hướng dẫn trên cơ sở các quy định của Việt Nam, các tài liệu hướng dẫn của nước có ngành công nghiệp chế biến đất hiếm phát triển như Nhật Bản và một số nước khác. - Các phương pháp mô hình, các phương pháp tính, các số liệu, thông tin cụ thể từ các hướng dẫn, công trình nghiên cứu đã được công bố hoặc từ các cơ sở chế biến đất hiếm đang hoạt động của một số nước trên thế giới được đưa vào Phụ lục với mục đích tham khảo. Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường phối hợp cùng các chuyên gia Việt Nam xây dựng với sự trợ giúp toàn diện, tích cực của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật bản (METI), Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp và Nguồn nhân sự tại nước ngoài (HIDA) và các chuyên gia Nhật Bản đến từ Mitsubishi Material Corporation, Hội hiệp Nghiên cứu An toàn Điện hạt nhân NSRA, Công ty Toyota Tsusho Vietnam. Khai thác đất hiếm là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, đồng thời cũng hết sức phức tạp về mặt khoa học và công nghệ, do vậy, bản hướng dẫn này chắc chắn còn những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian tới, bản hướng dẫn này cũng sẽ chắc chắn còn nhiều điểm phải được tiếp tục cập nhật. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để bổ khuyết cho hướng dẫn này trong tương lai. Mọi ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi xin gửi về : Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 10, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án khai thác đất hiếm 2012 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHO CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC ĐẤT HIẾM LỜI NÓI ĐẦU Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ mang tính khoa học và kỹ thuật dùng để dự báo các tác động môi trường có khả năng xảy ra bởi dự án đầu tư, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và biện pháp nhằm tăng cường các tác động tích cực, giảm thiểu các tác động tiêu cực góp phần làm cho dự án đầu tư được bền vững trong thực tế triển khai. Nói cách khác, ĐTM là một công cụ khoa học - kỹ thuật để lồng ghép các vấn đề môi trường vào quá trình xây dựng và quyết định phê duyệt dự án đầu tư nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Mức độ chính xác của việc dự báo tác động xảy ra phụ thuộc vào 2 nhóm các yếu tố cơ bản, đó là thông tin đầu vào cho dự báo và phương pháp dự báo. Về thông tin đầu vào, điều cốt yếu là phải có các thông tin về 2 đối tượng chính: một là, những nội dung của dự án có khả năng gây ra tác động môi trường - đối tượng gây ra tác động; và hai là, những thành phần môi trường xung quanh, bao gồm cả một số yếu tố về kinh tế và xã hội liên quan, có khả năng bị tác động bởi dự án - đối tượng bị tác động. Mức độ đòi hỏi và mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào này là rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án và phương pháp dự báo áp dụng. Về phương pháp dự báo cũng có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: mức độ sẵn có của các thông tin đầu vào, loại hình dự án, địa điểm thực hiện dự án v.v… Vì vậy, nếu chỉ có những quy định về pháp luật như hiện hành thì công tác ĐTM ở Việt Nam sẽ rất khó mang lại những kết quả mong đợi và rất khó tạo lập được những cơ sở vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Theo đó, việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM đối với từng loại hình dự án đầu tư khác nhau là rất cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 và mục tiêu nêu trên, Bản Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: - Tập trung vào những hướng dẫn mang tính kỹ thuật và chỉ dẫn thực hiện. - Cấu trúc của bản hướng dẫn gồm các chương, mục theo đúng cấu trúc của một báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục 2.5 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Các chương của bản hướng dẫn được cơ cấu thống nhất với các phần cơ bản gồm: Mục tiêu nêu rõ vai trò và ý nghĩa của từng chương đối với việc ĐTM; Nguyên tắc gồm các yêu cầu, chỉ dẫn cần thiết nhằm đảm bảo cho nội dung của báo cáo ĐTM được đầy đủ, có tính khoa học cao và chuẩn xác; Nội dung của từng chương được hướng dẫn trên cơ sở các quy định của Việt Nam, các tài liệu hướng dẫn của nước có ngành công nghiệp chế biến đất hiếm phát triển như Nhật Bản và một số nước khác. - Các phương pháp mô hình, các phương pháp tính, các số liệu, thông tin cụ thể từ các hướng dẫn, công trình nghiên cứu đã được công bố hoặc từ các cơ sở chế biến đất hiếm đang hoạt động của một số nước trên thế giới được đưa vào Phụ lục với mục đích tham khảo. Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM cho loại hình dự án khai thác đất hiếm được Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường phối hợp cùng các chuyên gia Việt Nam xây dựng với sự trợ giúp toàn diện, tích cực của Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật bản (METI), Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Phát triển Công nghiệp và Nguồn nhân sự tại nước ngoài (HIDA) và các chuyên gia Nhật Bản đến từ Mitsubishi Material Corporation, Hội hiệp Nghiên cứu An toàn Điện hạt nhân NSRA, Công ty Toyota Tsusho Vietnam. Khai thác đất hiếm là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, đồng thời cũng hết sức phức tạp về mặt khoa học và công nghệ, do vậy, bản hướng dẫn này chắc chắn còn những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công tác ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian tới, bản hướng dẫn này cũng sẽ chắc chắn còn nhiều điểm phải được tiếp tục cập nhật. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp để bổ khuyết cho hướng dẫn này trong tương lai. Mọi ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi xin gửi về : Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 10, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội. Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đất hiếm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hướng dẫn lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường Đánh giá hiện trạng môi trường nền Nguồn gây tác động Đánh giá rủi ro môi trường Dự án khai thác đất hiếmGợi ý tài liệu liên quan:
-
203 trang 147 0 0
-
Đề cương học phần Môi trường & đánh giá tác động môi trường - ĐH Thủy Lợi
6 trang 54 0 0 -
ĐTM dự án: 'Chung cư tái định cư' Phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu
165 trang 43 0 0 -
2 trang 41 0 0
-
Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường: Phần 2
93 trang 38 0 0 -
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - Ô NHIỄM KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
28 trang 37 0 0 -
Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường: Phần 1
59 trang 37 0 0 -
Giáo trình Phân tích hệ thống môi trường - TS. Chế Đình Lý: Phần 1
135 trang 34 0 0 -
Nghiên cứu tác động môi trường (in lần thứ II): Phần 2
125 trang 33 0 0 -
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Giang
56 trang 32 0 0