Danh mục

Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.08 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo này nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Dựa trên phương pháp phân tích dữ liệu như phân tích Cronbach's alpha, phân tích EFA, và phân tích hồi quy bội; tác giả nhận diện được một hệ thống thang đo đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM bao gồm 6 nhân tố: Kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng mềm, Thái độ làm việc, Khả năng thích ứng, Kiến thức và Giá trị tạo ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CỬ NHÂN KINH TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH TS. Lê Đức Thắng Khoa Kế toán  Tài chính  Ngân hàng, Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Bài báo này nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Dựa trên phương pháp phân tích dữ liệu như phân tích Cronbach‟s alpha, phân tích EFA, và phân tích hồi quy bội; tác giả nhận diện được một hệ thống thang đo đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân kinh tế Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM bao gồm 6 nhân tố: Kỹ năng chuyên môn, Kỹ năng mềm, Thái độ làm việc, Khả năng thích ứng, Kiến thức và Giá trị tạo ra. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh nghiệp hài lòng đối với Kỹ năng mềm, Khả năng thích ứng và Thái độ làm việc; đối với 3 nhân tố còn lại là Kỹ năng chuyên môn; Kiến thức và Giá trị tạo ra thì doanh nghiệp chỉ hài lòng ở mức trung bình. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp, trong đó Nhà trường cần chú trọng cải thiện các nhân tố: Kỹ năng chuyên môn, Thái độ làm việc, và Kiến thức thực tế cho sinh viên. Từ khóa: Cử nhân, Đại học Công nghệ, kinh tế, phân tích dữ liệu, sự hài lòng của doanh nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo kết quả khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần lớn sinh viên sau khi ra trường đều có được việc làm, nhưng tỷ lệ người có được việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo chưa đến 20%. Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp cần được đào tạo lại tại nơi mà họ được tuyển dụng từ 6 tháng tới 1 năm, chỉ có một số ít vẫn làm việc tốt mà không cần đào tạo lại. Thực tế, điều mà giáo dục đại học cần hướng tới là đại đa số sinh viên ra trường có thể bắt tay vào công việc chuyên môn mà họ đã được đào tạo và đáp ứng được cơ bản những yêu cầu của công việc đó. Việc phải đào tạo lại sinh viên mới tốt nghiệp đã tạo một sức ép lớn lên các doanh nghiệp trong việc sử dụng những người được coi là đã được đào tạo nhưng lại không hiểu vai trò, trách nhiệm và công việc của mình tại nơi làm việc. Nhìn chung, giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng. Theo tác giả Trần Anh Tài (2009), trong khi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm thì các doanh nghiệp lại thiếu lao động một cách trầm trọng cả về số lượng và chất lượng, theo đánh giá của các nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận sinh viên về làm việc thì: phần lớn sinh viên ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn; sinh viên không thể tự lên kế hoạch học tập để hoàn thiện mình trong công việc; sinh viên thiếu hoặc chưa có những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc được giao, họ thiếu hiểu biết các chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu làm việc chuyên nghiệp và dễ nản khi gặp việc khó, nhiều khi thiếu tinh thần học hỏi. Thực trạng trên cho thấy, công tác đào tạo của các trường đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sử dụng lao động; nhà trường chưa thực sự gắn với xã hội, đào tạo chưa gắn với sử dụng. Để có thể đánh giá chất lượng đào tạo của các trường đại học cần phải 358 tiếp cận dưới nhiều góc độ, đặc biệt quan trọng từ góc độ của những người sử dụng lao động đó là các doanh nghiệp. Một trong những nhận thức rõ ràng về lý luận cũng như từ thực tế cho thấy rằng nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất, quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định sự thành bại trong cạnh tranh. Điều này càng trở nên bức bách trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài báo đi vào tìm hiểu thực trạng chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế dưới góc nhìn của doanh nghiệp sử dụng lao động cũng như đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế, điển hình là sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế, đặc biệt là thông qua nâng cao năng lực cho người học trong và sau khi ra trường. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, chất lượng giáo dục đại học dịch chuyển từ đảm bảo chất lượng tiến dần sang chất lượng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thông qua khách hàng. Điều này làm thay đổi quan điểm về chất lượng giáo dục đại học trong đó vấn đề thỏa mãn nhu cầu, kì vọng của khách hàng được quan tâm hàng đầu. Với cách tiếp cận thông qua khách hàng, các trường đại học cần chú trọng đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường thông qua khách hàng. Theo tác giả Nguyễn Quang Giao (2010), đối với lĩnh vực giáo dục, khách hàng được hiểu theo nghĩa rộng nhất là những người sử dụng sản phẩm giáo dục; như vậy, có khách hàng bên ngoài và khách hàng bên trong dịch vụ; theo đó, khách hàng bên ngoài của trường đại học là nhà tuyển dụng, phụ huynh, sinh viên tốt nghiệp; khách hàng bên trong (khách hàng nội bộ) có thể được hiểu là mối quan hệ qua lại giữa giảng viên với sinh viên thông qua quá trình dạy học. Nghiên cứu này dựa trên quan điểm của Harvey & Green (1993) cho rằng các các cơ sở đào tạo chính là những nhà cung cấp sản phẩm còn các doanh nghiệp là khách hàng chính và là người thụ hưởng sản phẩm của quá trình đào tạo. 2.1. Sự hài lòng của doanh nghiệp Sự hài lòng của doanh nghiệp là mức độ cảm xúc của nhà quản lý đối với nhân viên trong doanh nghiệp và được đo lường theo 2 khía cạnh: (1) thỏa mãn của doanh nghiệp đối với nhân viên; (2) thỏa mãn theo các yếu tố thành phần trong công việc mà nhân viên m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: