Danh mục

ĐÁNH GIÁ SUY THẬN CẤP

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế nào là suy thận cấp? Suy giảm đột ngột chức năng thận (tỷ lệ với sự suy giảm GFR). Suy thận cấp có thể qua khỏi nếu xác định được nguyên nhân và điều trị đúng đắn. Nếu không sẽ dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn ở thận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ SUY THẬN CẤP ĐÁNH GIÁ SUY THẬN CẤP 1. Thế nào là suy thận cấp? Suy giảm đột ngột chức năng thận (tỷ lệ với sự suy giảm GFR). Suy thận cấp có thể qua khỏi nếu xác định đ ược nguyên nhân và điều trị đúng đắn. Nếu không sẽ dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn ở thận. 2.Xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán suy thận cấp? Ðo GFR gián tiếp qua clearance của creatinine. Creatinine là một sản phẩm nội sinh của quá trình dị hóa cơ. Tốc độ sản xuất creatinie ổn định: 1mg/ phút. Công thức tính: U x V/ P. 80% clearance của creatinin là do GRF và 20% là do bài tiết qua ống thận. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến creatinine huyết thanh: -Kích thước cơ thể: vì creatinine là một sản phẩm của quá trình dị hóa cơ. -Tuổi: thận ở người lớn tuổi thì GFR giảm làm tăng nồng độ creatinin. -Chấn thương cơ bám xương -Thuốc: cephalosporine, cimetidine, trimethoprim ảnh hưởng đến quá trình lọc và quá trình bài tiết của ống thận nên làm tăng creatinine huyết thanh. 4. Mối tương quan giữa creatinine huyết tương và clearance của creatinin: Chức năng thận có thể được theo dõi bằng trị số creatinine trong huyết tương. Creatinine huyết tương tỷ lệ nghịch với clearance của creatinin. -Nếu creatinine 1mg/dl thì GFR là 120 ml/phút. Nếu creatinine là 2mg/dl thì GFR là 60 ml/phút. -Nếu creatinine là 4mg/dl thì GFR là 30 ml/phút..... Khi creatinine tăng từ 1 lên 2 mg/dl thì 50% chức năng thận bị mất. 5. Các rối loạn đi kèm với suy thận cấp: Cao huyết áp, quá tải tuần hoàn, suy tim ứ huyết, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, lassitude, bệnh lý não và xuất huyết. Các rối loạn chuyển hóa khác bao gồm: Tăng: -Creatinine huyết thanh -BUN -Kali huyết thanh -Phosphore, Magne Giảm: -Bicarbonat (toan chuyển hóa) -Calcium -Hồng cầu -Chức năng tiểu cầu 6. Suy thận cấp trước thận Suy thận cấp trước thận: chiếm 50- 70% các nguyên nhân suy th ận cấp, thường do giảm lượng máu đến thận, làm co thắt các tiểu động mạch đến và làm giảm áp lực tưới máu của mao mạch cầu thận, hậu quả là giảm độ lọc cầu thận, đưa đến tình trạng ống thận tăng tái hấp thu nước và muối gây ra thiểu niệu. Các nguyên nhân bao gồm: -Giảm thể tích dịch ngọai bào: do mất nước, xuất huyết, sử dụng lợi tiểu quá mức, tiêu chảy, bỏng, nhiễm trùng,hội chứng vùi lấp, viêm tụy cấp. -Giảm cung lượng tim: bệnh lý cơ tim, rối loạn nhịp, bệnh lý mạch vành, sốc tim. Tình trạng suy tim ứ huyết lâu ngày cũng sẽ làm giảm tưới máu thận -Tình trạng co mạch thận trực tiếp do hậu quả của nhiễm trùng, bệnh lý gan và thuốc. -Các thuốc gây suy thận cấp trước thận bao gồm thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và kháng viêm không corticoid (NSAID). ACEI làm giảm angiotensin II đưa đến sự giảm áp lực tưới máu của thận, đồng thời làm dãn các tiểu động mạch đi, hậu quả cuối cùng là làm giảm áp lực lọc mao mạch cầu thận. Những bệnh nhân đã có tình trạng hẹp động mạch thận rất dễ bị suy thận cấp do nguyên nhân này. NSAID ức chế cyclooxygenase làm giảm chất eicosanoid (có chức năng dãn mạch thận) hậu quả là làm co thắt tiểu động mạch đến của thận. 7. Suy thận cấp tại thận: -Chiếm 20- 30% các nguyên nhân suy thận cấp và thường gặp nhất là do hoại tử ống thận cấp. Các yếu tố thúc đẩy gây ra hoại tử ống thận cấp là: suy thận cấp trước thận kéo dài, thuốc độc thận (aminoglucosid, thuốc cản quang tĩnh mạch có iod, cisplatin, amphotericin B, pentamidine - những bệnh nhân tiểu đường hoặc đa u tủy rất nhạy cảm với các thuốc độc thận này) và tiểu sắc tố (do tán huyết nội mạch hoặc do ly giải cơ vân sau chấn thương). -Các nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm các rối loạn mạch máu của thận: huyết khối tại chỗ, thuyên tắc mạch, cao huyết áp ác tính, hội chứng tán huyết uree huyết cao, viêm mạch máu. Ðôi khi viêm cầu thận cấp và viêm mô kẽ thận có thể đưa đến suy thận cấp. 8. Suy thận cấp sau thận: Chiếm tỏa bế tắc đường tiết niệu, điều chỉnh các rối loạn nước điện giải. Nếu suy thận cấp nặng gây ra tình trạng ngộ độc do rối loạn chuyển hóa toàn thân thì phải có chỉ định lọc máu. SUY THẬN GIAI ÐOẠN CUỐI 1. Các nguyên nhân của suy thận giai đoạn cuối Ở người lớn: Tiểu đường (hàng đầu) Cao huyết áp Viêm cầu thận Bệnh lý nang thận Viêm thận mô kẻ Bệnh thận tắc nghẽn Bệnh lý collagene mạch máu Bệnh lý ác tính Ở trẻ em: Viêm cầu thận (chiếm tỷ lệ cao nhất) Bệnh lý bẩm sinh hoặc các bệnh lý di truyền Bệnh lý collagene mạch máu Bệnh thận tắc nghẽn Bệnh nang thận Viêm thận kẽ Cao huyết áp Tiểu đường Các bệnh lý ác tính 2. Tần suất bệnh thận giai đoạn cuối có như nhau ở mọi lứa tuổi hay không? Không. Tần suất suy thận giai đoạn cuối gia tăng theo lứa tuổi. Ở lứa tuổi 0- 19: 12 cas/ 1triệu dân. Ở tuổi 65- 74: 680/ 1 triệu dân. 3. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối: Bệnh lý tim mạch, tình trạng nhiễm trùng, 4. Biểu hiện của những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối: Bệnh nhân thường có những triệu chứng mơ hồ như mệt ...

Tài liệu được xem nhiều: