Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 337.24 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á" nhằm đánh giá tác động của tài chính số (DF) tới tài chính toàn diện (FI) tại các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của DF trong việc thúc đẩy FI tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Cụ thể, số lượng ATM trên 100.000 người, số lượng điện thoại di động trên 100.000 người và phần trăm dân số sử dụng Internet có tác động tích cực tới tài chính toàn diện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH SỐ TỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI KHU VỰC CHÂU Á TS. Dương Ngân Hà1 Tóm tắt: Bài viết nhằm đánh giá tác động của tài chính số (DF) tới tài chính toàn diện (FI) tại các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của DF trong việc thúc đẩy FI tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Cụ thể, số lượng ATM trên 100.000 người, số lượng điện thoại di động trên 100.000 người và phần trăm dân số sử dụng Internet có tác động tích cực tới tài chính toàn diện. Với các chỉ số thành phần đo lường tài chính toàn diện như mức độ tiếp cận, tính sẵn có và tần suất sử dụng dịch vụ tài chính chịu tác động không đồng nhất bởi các biến đo lường tài chính số. Từ khóa: Tài chính số, Tài chính toàn diện, thị trường mới nổi, Châu Á1. ĐẶT VẤN ĐỀ Áp dụng các công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính đã mang lại nhiều lợi ích cho nềnkinh tế, đặc biệt là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của một bộ phận lớn nhữngngười chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính chính thức. Tài chính số có thể tăng cường tài chínhtoàn diện thông qua việc giới thiệu các sản phẩm tài chính trên điện thoại di động, tăng khả năngtiếp cận tài chính của các tầng lớp dân cư trong xã hội ở các khu vực địa lý khác nhau – nông thôn,vùng sâu vùng xa (Gomber và cộng sự, 2017). Tại các nước khu vực Châu Á, đặc biệt là các nềnkinh tế mới nổi, các chính phủ đã và đang nỗ lực cải cách để nhằm đạt mục tiêu tài chính toàn diệnnhằm giảm đói nghèo, bất bình đẳng và thúc đẩy kinh tế phát triển. Các quốc gia mới nổi ở khuvực Châu Á có tỷ lệ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp (Jahan và cộng sự, 2019).Tại các nước mới nổi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ sử dụng các ứng dụng Fintech vàví điện tử đạt 54% vào năm 2021 (so với 43% ở các nước phát triển trong khu vực này) (Barquinvà cộng sự, 2021). Bài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác động của tài chính số với tài chính toàn diện tạicác nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Trên cơ sở 14 quốc gia thuộc nhómnền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2011 - 2021, tác giả kế thừa các phương pháp nghiên cứu từcác nghiên cứu trước đó để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: tài chính số tácđộng như thế nào tới tài chính toàn diện tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. Tài chính số Tài chính số (Digital Finance) được hiểu là các dịch vụ tài chính được cung cấp qua điện thoạidi động, internet hoặc thẻ (Ozili, 2018). Tài chính số bao gồm các sản phẩm tài chính mới, cácphần mềm liên quan đến tài chính và các hình thức giao tiếp, tương tác với khách hàng được cung1 Học viện Ngân Hàng, email: hadn@hvnh.edu.vn.Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 269cấp bởi các công ty Fintech và các nhà cung cấp dịch vụ số. Tại các nước đang phát triển, tài chínhsố được cho là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn với mức giá hợp lý cho người dân (nhữngngười không sử dụng dịch vụ ngân hàng), giúp họ có thể chuyển từ giao dịch tiền mặt sang cácgiao dịch số với tốc độ nhanh chóng và thuận tiện trong giao dịch. Cho tới nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về tài chính số nhưng hầu hết các nghiên cứuđều đồng thuận về cách hiểu tài chính số bao gồm tất cả các dịch vụ và sản phẩm tài chính đượccung cấp từ xa bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Các sản phẩm này cho phép cá nhân và tổchức có thể truy cập các phương tiện thanh toán, tiết kiệm và tín dụng qua Internet mà không cầnđến chi nhánh ngân hàng hoặc không giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Gomber và cộng sự (2017) đã chia tài chính số theo ba khía cạnh: Chức năng kinh doanh(business function), công nghệ (technologies) và thể chế (institutions). Các tác giả kết luận rằngviệc ứng dụng công nghệ (bao gồm cả blockchain) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chínhsố cung cấp các sản phẩm tài chính, thanh toán, đầu tư và bảo hiểm. Tại các nước đang phát triển,tài chính số được cho là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn với mức giá hợp lý cho người dân(những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng), giúp họ có thể chuyển từ giao dịch tiền mặt sangcác giao dịch số với tốc độ nhanh chóng và thuận tiện trong giao dịch.2.2. Tài chính toàn diện Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chínhvới giá cả phải chăng đưa người nghèo tiếp cận nền kinh tế chính thống (Liên hợp quốc, 2016).Tài chính toàn diện liên quan đến việc tăng số lượng người dân (chủ yếu là người nghèo) có khảnăng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức thông qua việc có tài khoản ngân hàng, góp phầngiảm nghèo đói và tăng tưởng kinh tế. Ozili (2018) cũng đưa ra nhận định về tài chính toàn diện làkhi người nghèo được sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Tài chính toàn diện liên quan đếnviệc tăng số lượng người dân (chủ yếu là người nghèo) có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chínhchính thức thông qua việc có tài khoản ngân hàng, góp phần giảm nghèo đói và tăng tưởng kinh tế. Sarma và Pais (2011) định nghĩa tài chính toàn diện là một quá trình đảm bảo mức độ dễ dàngtiếp cận, tính sẵn có và mức độ sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viêntrong nền kinh tế. Nghiên cứu này dựa trên 03 khía cạnh của tài chính toàn diện: khả năng tiếp cận(accessibility), tính sẵn có (availability), và sử dụng dịch vụ tài chính (use of financial services). Tài chính to ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác động của tài chính số tới tài chính toàn diện: Nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH SỐ TỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI KHU VỰC CHÂU Á TS. Dương Ngân Hà1 Tóm tắt: Bài viết nhằm đánh giá tác động của tài chính số (DF) tới tài chính toàn diện (FI) tại các nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên trên dữ liệu bảng của 14 quốc gia Châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của DF trong việc thúc đẩy FI tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Cụ thể, số lượng ATM trên 100.000 người, số lượng điện thoại di động trên 100.000 người và phần trăm dân số sử dụng Internet có tác động tích cực tới tài chính toàn diện. Với các chỉ số thành phần đo lường tài chính toàn diện như mức độ tiếp cận, tính sẵn có và tần suất sử dụng dịch vụ tài chính chịu tác động không đồng nhất bởi các biến đo lường tài chính số. Từ khóa: Tài chính số, Tài chính toàn diện, thị trường mới nổi, Châu Á1. ĐẶT VẤN ĐỀ Áp dụng các công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực tài chính đã mang lại nhiều lợi ích cho nềnkinh tế, đặc biệt là khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính của một bộ phận lớn nhữngngười chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính chính thức. Tài chính số có thể tăng cường tài chínhtoàn diện thông qua việc giới thiệu các sản phẩm tài chính trên điện thoại di động, tăng khả năngtiếp cận tài chính của các tầng lớp dân cư trong xã hội ở các khu vực địa lý khác nhau – nông thôn,vùng sâu vùng xa (Gomber và cộng sự, 2017). Tại các nước khu vực Châu Á, đặc biệt là các nềnkinh tế mới nổi, các chính phủ đã và đang nỗ lực cải cách để nhằm đạt mục tiêu tài chính toàn diệnnhằm giảm đói nghèo, bất bình đẳng và thúc đẩy kinh tế phát triển. Các quốc gia mới nổi ở khuvực Châu Á có tỷ lệ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp (Jahan và cộng sự, 2019).Tại các nước mới nổi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ sử dụng các ứng dụng Fintech vàví điện tử đạt 54% vào năm 2021 (so với 43% ở các nước phát triển trong khu vực này) (Barquinvà cộng sự, 2021). Bài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác động của tài chính số với tài chính toàn diện tạicác nước thuộc nhóm nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á. Trên cơ sở 14 quốc gia thuộc nhómnền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2011 - 2021, tác giả kế thừa các phương pháp nghiên cứu từcác nghiên cứu trước đó để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi: tài chính số tácđộng như thế nào tới tài chính toàn diện tại các nền kinh tế mới nổi khu vực Châu Á.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. Tài chính số Tài chính số (Digital Finance) được hiểu là các dịch vụ tài chính được cung cấp qua điện thoạidi động, internet hoặc thẻ (Ozili, 2018). Tài chính số bao gồm các sản phẩm tài chính mới, cácphần mềm liên quan đến tài chính và các hình thức giao tiếp, tương tác với khách hàng được cung1 Học viện Ngân Hàng, email: hadn@hvnh.edu.vn.Phần 1: Các nghiên cứu cơ bản về phát triển Fintech 269cấp bởi các công ty Fintech và các nhà cung cấp dịch vụ số. Tại các nước đang phát triển, tài chínhsố được cho là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn với mức giá hợp lý cho người dân (nhữngngười không sử dụng dịch vụ ngân hàng), giúp họ có thể chuyển từ giao dịch tiền mặt sang cácgiao dịch số với tốc độ nhanh chóng và thuận tiện trong giao dịch. Cho tới nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về tài chính số nhưng hầu hết các nghiên cứuđều đồng thuận về cách hiểu tài chính số bao gồm tất cả các dịch vụ và sản phẩm tài chính đượccung cấp từ xa bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Các sản phẩm này cho phép cá nhân và tổchức có thể truy cập các phương tiện thanh toán, tiết kiệm và tín dụng qua Internet mà không cầnđến chi nhánh ngân hàng hoặc không giao dịch trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Gomber và cộng sự (2017) đã chia tài chính số theo ba khía cạnh: Chức năng kinh doanh(business function), công nghệ (technologies) và thể chế (institutions). Các tác giả kết luận rằngviệc ứng dụng công nghệ (bao gồm cả blockchain) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tài chínhsố cung cấp các sản phẩm tài chính, thanh toán, đầu tư và bảo hiểm. Tại các nước đang phát triển,tài chính số được cho là cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn với mức giá hợp lý cho người dân(những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng), giúp họ có thể chuyển từ giao dịch tiền mặt sangcác giao dịch số với tốc độ nhanh chóng và thuận tiện trong giao dịch.2.2. Tài chính toàn diện Theo Báo cáo của Liên hợp quốc, tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chínhvới giá cả phải chăng đưa người nghèo tiếp cận nền kinh tế chính thống (Liên hợp quốc, 2016).Tài chính toàn diện liên quan đến việc tăng số lượng người dân (chủ yếu là người nghèo) có khảnăng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức thông qua việc có tài khoản ngân hàng, góp phầngiảm nghèo đói và tăng tưởng kinh tế. Ozili (2018) cũng đưa ra nhận định về tài chính toàn diện làkhi người nghèo được sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Tài chính toàn diện liên quan đếnviệc tăng số lượng người dân (chủ yếu là người nghèo) có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chínhchính thức thông qua việc có tài khoản ngân hàng, góp phần giảm nghèo đói và tăng tưởng kinh tế. Sarma và Pais (2011) định nghĩa tài chính toàn diện là một quá trình đảm bảo mức độ dễ dàngtiếp cận, tính sẵn có và mức độ sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viêntrong nền kinh tế. Nghiên cứu này dựa trên 03 khía cạnh của tài chính toàn diện: khả năng tiếp cận(accessibility), tính sẵn có (availability), và sử dụng dịch vụ tài chính (use of financial services). Tài chính to ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hoàn thiện hệ sinh thái FinTech Phát triển FinTech Tài chính số Tài chính toàn diện Nền kinh tế mới nổiTài liệu liên quan:
-
Những lằn ranh văn học - Kỷ yếu hội thảo Quốc tế: Phần 1
367 trang 181 3 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 177 0 0 -
470 trang 100 0 0
-
Vai trò của thông tin kế toán và kiểm toán trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
3 trang 79 0 0 -
Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025
9 trang 69 0 0 -
Thương mại và phân phối lần 2 năm 2020 - Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Phần 1
558 trang 55 0 0 -
Ebook Tuyên ngôn của Đảng cộng sản giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay: Phần 2
172 trang 43 0 0 -
Xây dựng và phân tích chỉ số tài chính toàn diện
11 trang 38 0 0 -
Bài giảng Quản trị chiến lược: Tuần 8 - Lê Mạnh Đức
6 trang 37 0 0 -
646 trang 37 0 0