Danh mục

Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.21 KB      Lượt xem: 66      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025 tập trung đánh giá về thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp để thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025 THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 Ngô Ánh Nguyệt, Vũ Văn Dũng, Lê Quốc Chính Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Một hệ thống tài chính toàn diện với khả năng cung cấp và phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội đang trở thành mối quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam. Điều này chủ yếu xuất phát từ những lợi ích quan trọng của tài chính toàn diện tới nền kinh tế nói chung mà cụ thể là thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm nghèo trên cơ sở của việc thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình tham gia hệ thống tài chính quốc gia. Nội hàm của thúc đẩy tài chính toàn diện gắn liền với việc thúc đẩy một quy trình mà ở đó các tổ chức tài chính phân phối cho cộng đồng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức với phương thức và giá cả hợp lý, nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Bài viết này tập trung đánh giá về thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp để thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Từ khoá: Tài chính toàn diện; Thúc đẩy tài chính toàn diện. Abstract Promotion of financial inclusion in Vietnam period 2021 - 2025 A comprehensive financial system with the ability to provide and serve all members of society is becoming a top concern in many countries, especially emerging economies, including Vietnam. This mainly stems from the important benefits of financial inclusion to the economy as a whole, namely economic promotion and poverty alleviation on the basis of promoting businesses, individuals and households participate in the national financial system. The implication of promoting financial inclusion is associated with promoting a process by which financial institutions distribute to the community formal financial products and services in a manner and at reasonable prices in order to ensure that all citizens and businesses benefit. This article focuses on assessing the current situation of financial inclusion development in Vietnam. On that basis, propose solutions to promote financial inclusion in Vietnam period 2021 - 2025. Keywords: Financial inclusion; Promote financial inclusion. 1. Tổng quan về tài chính toàn diện 1.1. Khái niệm về tài chính toàn diện Khái niệm về tài chính toàn diện đa dạng theo từng quốc gia, phụ thuộc vào mục tiêu của từng nước đối với tài chính toàn diện. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì tài chính toàn diện là phương tiện cung cấp dịch vụ tài chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch vụ tài chính và bao hàm ba yếu tố cấu thành cốt lõi, là “tiếp cận”, “sử dụng” và “chất lượng dịch vụ tài chính”. Leyshon và Thrift (1995) định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Còn theo Rangarajan (2008) cho rằng, tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo các nhóm dân cư thiệt thòi, chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm dân cư có mức sống thấp, có thể tiếp cận các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực về tài chính và tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng. Theo Liên Hợp Quốc (UNCDF, 2006) thì tài chính toàn diện là cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân với chi phí hợp lý. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính có tính chất cơ bản, 472 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững bao gồm tín dụng, tiết kiệm, đầu tư, cho thuê, bảo hiểm, bao thanh toán, thế chấp, trợ cấp, chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Tổng quát lại, tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ về tài chính cho mọi cá nhân và tổ chức một cách phù hợp và thuận tiện, trong đó, đặc biệt hướng tới các đối tượng là người có thu nhập thấp, các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhằm mục tiêu tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng, nâng cao dân trí về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng, giúp luân chuyển các dòng vốn tiết kiệm và đầu tư trong xã hội, qua đó thúc đẩy phát triển và tăng trưởng về kinh tế, ổn định nền kinh tế quốc gia. Tài chính toàn diện có thể tạo ra tác động tích cực như: gia tăng đầu tư, tiêu dùng, từ đó đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu, như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu,... 1.2. Các yếu tố tác động đến tài chính toàn diện Cơ chế vận hành được hiểu là cách thức mà theo đó một quá trình được thực hiện. Do vậy, có thể hiểu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện chính là cách thức mà theo đó tài chính toàn diện được thực hiện và triển khai. 1.2.1. Các chủ thể cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính Theo loại hình trung gian tài chính, các đối tượng cung ứng gồm: các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán. Ngân hàng thương mại: Trong số này, ngân hàng thương mại được xem là đối tượng chủ chốt ở khu vực các nước đang phát triển, nơi thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh chưa phát triển hoàn thiện. Ngân hàng chính sách: Có vai trò cung cấp dịch vụ tài chính và phục vụ người nghèo. Loại hình ngân hàng này thường thực hiện những chương trình xã hội và có mạng lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn, nhằm thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những vùng mang lại lợi ích thương mại. Ngân hàng đại lý, các công ty tài chính, các công ty công nghệ: có vai tr ...

Tài liệu được xem nhiều: