Danh mục

Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.94 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân gây khó khăn, cản trở trong tiếp cận được chỉ ra gồm thủ tục phức tạp, thời gian xét duyệt lâu, không có tài sản thế chấp, phải mất chi phí, mức cho vay thấp, thời gian vay không linh hoạt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Vũ Việt Ninh TS. Nguyễn Đình Hoàn Học viện Tài chính Tóm tắt Nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế cần được ưu tiên tiếp cận tín dụng chính thức cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, nông dân chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức chủ yếu thông qua NHNN&PTNT và NHCSXH. Nông dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức hoặc vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, dù theo hình thức nào, nông dân cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Thực tế chỉ ra, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên vốn thì dồi dào nhưng nông dân vẫn không đủ vốn để đầu tư sản xuất. Các nguyên nhân gây khó khăn, cản trở trong tiếp cận được chỉ ra gồm thủ tục phức tạp, thời gian xét duyệt lâu, không có tài sản thế chấp, phải mất chi phí, mức cho vay thấp, thời gian vay không linh hoạt. Từ khóa: Tiếp cận tín dụng, tín dụng chính thức, nông nghiệp 1. Mở đầu Trong một nghiên cứu về tái cơ cấu ngành, thông qua mô hình I-O, nhóm tác giả Bùi Trinh và cộng sự đã chỉ ra ngành nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên tiếp cận vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả nguồn vốn tín dụng. Với kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu, có thể thấy là nhóm ngành nông nghiệp có chỉ số lan toả về kinh tế tốt (lớn hơn 1), mà lại không kích thích nhập khẩu cao (nhỏ hơn 1). Trong khi nhóm ngành công nghiệp như chế biến hàng tiêu dùng, chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nếu có tập trung phát triển thì cũng lại càng phải nhập khẩu nhiều [8]. Mặc dù, chính sách về tiếp cận và hỗ trợ tín dụng lần lượt được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro khách quan, nên các ngân hàng thường ngần ngại khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. 2. Tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Cho tới đầu những năm 2000, Chính phủ kiểm soát tín dụng và tỷ lệ lãi suất tất cả các ngành nghề thông qua các hoạt động và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khả năng tiếp cận tín dụng thương mại của các hộ gia đình nông nghiệp được thực hiện bắt đầu tư năm 1993 nhờ hỗ trợ bởi Luật Đất đai năm 1993 cho phép làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các khoản tín dụng thương mại sử dụng tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản vay trước đó cho các hộ phải thông qua các hợp tác xã [7]. Đến nay, nhiều chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân, hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương đã được ban hành như Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP, và Nghị định 57/2018/NĐ-CP… Nhiều chương trình tín dụng nông thôn hiện nay đều có hợp phần tín dụng ưu đãi được trợ cấp một cách mạnh mẽ. Mục tiêu các chương trình này tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục, tạo việc làm, bảo vệ môi trường. 336 Ba nguồn chính thức cấp tín dụng lớn nông nghiệp là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) và ngân hàng hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trước đây, gọi là Quỹ tín dụng nhân dân, trong đó NHCSXH và NHNN&PTNT là hai đầu mối chính. Cách tiếp cận của NHNN&PTNT Việt Nam cũng khác so với NHCSXH Việt Nam. Trong khi NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại thì NHCSXH hoạt động giống một tổ chức tài chính vi mô và được coi như một công cụ chính sách xã hội chính trong việc tiếp cận đến những người nghèo ở nông thôn. NHCSXH cung cấp những chương trình vay ưu đãi với lãi suất thấp (đôi khi bằng 0%) cho những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn hay người khuyết tật. NHCSXH đã được thành lập vào năm 2003 và hiện nay là ngân hàng duy nhất cung cấp tín dụng trên cơ sở chính sách xã hội thay thế cho ngân hàng vì người nghèo. Hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức thông qua hai hình thức là: trực tiếp và gián tiếp. Theo hình thức thứ nhất, người dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, người dân vay vốn gián tiếp thông ...

Tài liệu được xem nhiều: