Danh mục

Đánh giá tác dụng vô cảm gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil trong phẫu thuật chi dưới và vùng hậu môn

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 524.30 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày đánh giá tác dụng vô cảm của hỗn hợp Bupivacain và Sufentanyl trong gây tê tủy sống để phẫu thuật chi dưới và vùng hậu môn; Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ; Đánh giá các ảnh hưởng hệ tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tác dụng vô cảm gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil trong phẫu thuật chi dưới và vùng hậu mônHội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG VÔ CẢM GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN PHỐI HỢP SUFENTANIL TRONG PHẪU THUẬT CHI DƯỚI VÀ VÙNG HẬU MÔN Tăng Văn Dũng, Nguyễn Long Hồ Phạm Thị Ngọc Diễm, Trần Thị Thúy PhượngI. ĐẶT VẤN ĐỀ Gây tê tủy sống được thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào khoang dưới nhện và thuốctê sẽ được hòa lẩn vào dịch não tủy, ngấm trực tiếp vào các tổ chức thần kinh, cắt đứt tạmthời đường dẫn truyền hướng tâm, dẫn truyền li tâm, thần kinh thực vật ngang mức đốtsống tương ứng. Cho đến nay, có rất nhiều thuốc tê được sử dụng trong lâm sàng như: Cocain, Procain(Novocaine), Tetracain, Lidocain, Bupivacaine (Marcain), Ropivacain. Tuy nhiên, thuốcđược thường xuyên sử dụng là Bupivacain 0,5% heavy, để gây tê tủy sống. Bupivacain cónhiều ưu điểm là khởi tê nhanh, tác dụng tê tốt trong mổ, thời gian kéo dài, cường độmạnh nhưng có nhược điểm là ảnh hưởng đến tim mạch, khi kết hợp Bupivacain vớiSufentanil để phẫu thuật cho kết quả giảm đau rất tốt. Hiện nay vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để sử dụng Bupivacain có hiệu quả vô cảmtốt trong mổ, giảm đau kéo dài sau mổ, nhưng hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Cácnhà gây mê đã phối hợp Bupivacain với thuốc giảm đau, với mong muốn sẽ giảm đượcliều thuốc tê do đó hạn chế được các tác dụng phụ của chúng và làm tăng được tác dụnggiảm đau sau mổ. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng gây têtủy sống bằng Bupivacain phối hợp với Sufentanil trong phẫu thuật chi dưới và vùng hậumôn” với các mục tiêu sau: 1- Mục tiêu chung: Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống bằng Bupivacain phối hợp Sufentanil trong phẫuthuật chi dưới và vùng hậu môn. 2- Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá tác dụng vô cảm của hỗn hợp Bupivacain và Sufentanyl trong gây tê tủysống để phẫu thuật chi dưới và vùng hậu môn. - Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ. - Đánh giá các ảnh hưởng hệ tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn .II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 2.1- Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân phẫu thuật chi dưới và vùng hậu môn từ tháng 4 đến tháng 10 năm2019 tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang.Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 152Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 2.1.1- Tiêu chuẩn chọn bệnh: - Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật chi dưới và vùng hậu môn. - Có chỉ định gây tê tủy sống. - Bệnh nhân có ASA (American Society of Anesthesiologisis) từ I- II. 2.1.2- Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân dị ứng với thuốc tê. - Bệnh lý nội khoa nặng như suy tim nặng, thiếu máu nặng, hẹp van động mạchchủ, hẹp van 2 lá khít, ASA >2. - Bệnh nhân rối loạn tâm thần, có rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chốngđông, nhiễm trùng vùng chích tê. 2.2- Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. 2.2.2- Địa điểm nghiên cứu: Khoa GMHS Bệnh Viên ĐKKV Tỉnh An Giang 2.2.3- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2019 đến tháng 10/2019. 2.3- Phương pháp tiến hành: 2.3.1- Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích rõ gây tê tủy sống cho bệnh nhân hiểu, lập đường truyền tĩnh mạchchắc chắn với kim luồn số 18G. 2.3.2- Chuẩn bị các thuốc gây mê hồi sức: Propofol, etomidate, rocuronium, atracurium, suxamethonium, atropine,ephedrine, nor-adrenaline, sufentanil (tê tủy sống). 2.3.3- Chuẩn bị máy móc, trang thiết bị: Nguồn oxy, máy gây mê, đèn đặt NKQ, bóng, mặt nạ, cây thông nòng, ống NKQ,băng keo, kim tê tủy sống, bơm tiêm, bộ gây tê tủy sống… 2.3.4- Chuẩn bị thuốc tê: - Bupivacaine (marcain) 0,5% heavy spinal ống 4 ml. - Sufentanil 50mcg/ml- hameln 2.3.5- Kỹ thuật gây tê: - Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm nghiên trái, lưng cong chân co gập vào bụngtối đa hoặc ngồi khom lưng và sát trùng toàn bộ khu vực cột sống thắt lưng bằng cồn I-ốt,sát trùng lại bằng cồn 700. - Trải khăn lổ.Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 153Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Xác định mốc chọc kim gây tê tủy sống : trước hết cần xác định mốc khe liênđốt L3-L4, dùng kim gây tê TTS 27G chọc kim nhẹ nhàng vào khoang dưới nhện, đườnggiữa hoặc đường cạnh bên, rút thông nòng thấy có dịch não tủy chảy ra, tiến hành lắpbơm tiêm ( có sẵn thuốc tê và Sufentanil ) đã chuẩn bị sẵn, bơm chậm trong 30 giây. Tiêmxong rút kim ra, băng lại bằng băng vô khuẩn cho bệnh nhân nằm ngửa, thở oxy 3l/ph quaống sond mũi. 2.4- Đánh giá mức độ đau 2.4.1- Đánh giá mức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: