Danh mục

Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 966.48 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế nghiên cứu dư lượng thuốc trừ sâu của một số loại rau trồng; dư lượng nitrat của một số loại rau trồng, dư lượng thuốc trừ sâu của một số loại rau tiêu thụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU, PHÂN BÓN CỦA RAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ ASSESSING THE REAL SITUATION OF PESTICIDE, CHEMICAL FERTILIZER RESIDUES IN VEGETABLE PRODUCED IN KHANH HOA PROVINCE AND MEASURES TO LIMIT Bùi Lân1, Ngô Đăng Nghĩa2 Ngày nhận bài: 03/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 06/8/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế. Đề tài được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013 tại tỉnh Khánh Hòa. Thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau thu thập được từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 62 người sản xuất rau và 68 người kinh doanh rau tại các chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Kết quả phỏng vấn cho thấy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất rau an toàn chi phí cao hơn trong khi sự phân biệt rau an toàn và rau sản xuất theo quy trình thông thường trên thị trường chưa rõ ràng nên đa số người tiêu dùng chưa mạnh dạn sử dụng rau an toàn. 90 mẫu rau trồng tại các ruộng rau và 110 mẫu rau tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã được lấy mẫu để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón. Tỷ lệ % mẫu rau trồng phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép là 5,56%, dưới ngưỡng quy định là 5,56% và chưa phát hiện là 88,88%. Tỷ lệ % mẫu rau trồng phát hiện nitrat vượt quá giới hạn cho phép là 25,56%, dưới ngưỡng quy định là 30% và chưa phát hiện là 44,44%. Tỷ lệ (%) mẫu rau tiêu thụ phát hiện thuốc trừ sâu nhóm Lân hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép là 6,36%, dưới ngưỡng quy định là 10% và chưa phát hiện là 83,64%. Tỷ lệ % mẫu rau tiêu thụ phát hiện nitrat vượt quá giới hạn cho phép là 28,18%, dưới ngưỡng quy định là 37,27% và chưa phát hiện là 34,55%. Từ khóa: rau an toàn, thuốc trừ sâu, phân bón ABSTRACT The study has been carried out with the purpose of assessing the real situation of pesticide, chemical fertilizer residues in vegetable produced in Khanh Hoa province and measures to limit. The study has been performed from August 2012 to November 2013 in Khanh Hoa province. The information about production and consumption of vegetable were collected by interviewing 62 vegetable producers and 68 vegetable businessmen at the markets in Khanh Hoa province. The result of the interview shown that the production and consumption of safe vegetable had many challenges. The cost of producing safe vegetable is higher, while the distinction between safe vegetable and vegetable produced in the ordinary process is not clear, so the consumers did not pay more attention to safe vegetable. 90 samples of vegetable produced in farm and 110 samples of vegetable sold at markets in Khanh Hoa province have collected to analyse situation of pesticide, chemical fertilizer residues. The percentage of vegetable samples collected in farm with organophosphorus pesticide above the limit is 5,56%, under the limit is 5,56% and undetected is 88,88%. The percentage of vegetable samples collected in farm with fertilizer residues above the limit is 25,56% , under the limit is 30% and undetected is 44,44%. The number of vegetable samples in market with organophosphorus pesticide above the limit is 6,36%, under the limit is 10% and undetected is 83,64%. The number of vegetable samples in market in chemical fertilizer above the limit is 28,18%, under the limit is 37,27% and undetected is 34,55%. Keywords: safe vegetable, pesticide, chemical fertilizer 1 2 Bùi Lân: Cao học Công nghệ sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang PGS. TS. Ngô Đăng Nghĩa: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang 112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau càng gia tăng. Rau xanh đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người. Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp nói chung và dùng cho trồng rau nói riêng ngày càng thu hẹp. Do đó để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam thì người trồng rau phải sử dụng phân bón để tăng năng xuất và sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng. Rau xanh là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh gây hại. Do đó việc sử dụng thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu bệnh kịp thời, đúng cách cho rau là một trong các biện pháp để tăng năng suất và đảm bảo chất lượng cho rau. Đôi khi người trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản xuất rau không đúng quy định đã làm cho rau xanh nhiễm dư lượng hóa chất vượt ngưỡng giới hạn cho phép ảnh hưởng đến sức khỏe con người [2], [7]. Để sản phẩm rau ngày càng sạch hơn và có giá trị cao trên thị trường thì việc hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón trong rau thấp hơn ngưỡng cho phép rất quan trọng. Do vậy việc thực hiện “Đánh giá thực trạng dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón của rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và biện pháp hạn chế” là rất cần thiết nhằm đưa ra bức tranh tổng thể về dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón trong rau để từ đó có các giải pháp đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Số 1/2015 androgynus L.), xà lách (Lactuca sativa L.), mùng tơi (Basella spp.). Rau được tiêu thụ tương đối nhiều: rau cải xanh, rau cải bắp (Brassica oleracea), rau cải thảo (Brassica campestris ssp.pekinensis), rau muống, mùng tơi, xà lách, rau ngót [4]. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Khảo sát vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Vùng trồng rau được chọn lựa để khảo sát là những vùng trồng rau có sản lượng rau trồng tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hò ...

Tài liệu được xem nhiều: