Danh mục

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Hóa học đại cương tại trường Đại học Nha Trang

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 527.37 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày thực trạng dạy và học học phần Hóa đại cương, đây là học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương được giảng dạy cho nhiều ngành học, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học học phần này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học phần Hóa học đại cương tại trường Đại học Nha Trang ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Trần Quang Ngọc, Phan Vĩnh Thịnh, Trần Thị Hoàng Quyên, Hà Thị Hải Yến N T Hó – g g ệT ự p ẩ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học được nêu ra trong Luật giáo dục đại học: “Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo”[1]. Như vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên cần phải được trang bị những kiến thức để nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên và xã hội. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng ngành học. Thông thường chương trình đào tạo bao g m hai khối kiến thức: khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Vai trò của giáo dục đại cương trong đào tạo đại học rất quan trọng. Người học được trang bị những kiến thức đại cương đủ rộng làm nền tảng cho tư duy sáng tạo, cho sự thích ứng với thị trường lao động luôn biến đổi[2]. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay tại các trường đại học, việc dạy và học các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương đang gặp rất nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo. Đại học Nha Trang cũng không ngoại lệ. Nhà trường đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại cương. Điều này được thể rõ thông qua việc Nhà trường ban hành Chương trình khối giáo dục đại cương, bắt đầu áp dụng từ K58. Chương trình giáo dục đại cương trình độ đại học của Trường Đại học Nha Trang đặt ra mục tiêu trang bị cho người học những kiến thức nền tảng, tổng quát và các kỹ năng, thái độ cần thiết để tiếp tục giai đoạn giáo dục chuyên nghiệp và thích ứng với sự phát triển không ngừng của tri thức và yêu cầu của xã hội[3]. 60 Trong báo cáo này chúng tôi trình bày thực trạng dạy và học học phần Hóa đại cương, đây là học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương được giảng dạy cho nhiều ngành học, đ ng thời chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học học phần này. II. THỰC TRẠNG II.1. Học phần Hóa đại cƣơng Học phần Hóa đại cương là học phần bắt buộc trong khối kiến thức giáo dục đại cương của 11 ngành học, ngoài ra một số ngành trong nhóm kỹ thuật và công nghệ kỹ thuật cũng chọn Hóa đại cương làm học phần tự chọn trong chương trình đào tạo. Đề cương học phần của học phần Hóa đại cương vừa mới được cập nhật và chỉnh sửa theo góp ý của Ban phát triển chương trình giáo dục đại cương và các thầy cô đại diện cho các ngành đào tạo. Mục tiêu và chuẩn đầu ra của học phần được xác định rõ ràng, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục đại cương: Mục tiêu học phần Hóa đại cương: Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng để có thể học các học phần Hóa cơ sở và các học phần chuyên ngành liên quan. Kết quả học tập mong đợi: Sau khi học xong học phần, sinh viên có thể: a) Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử để giải thích các tính chất đặc trưng và khả năng phản ứng của các nguyên tố. b) Ứng dụng tính chất tuần hoàn của các nguyên tố để hệ thống hóa tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất và các hợp chất của chúng. c) Giải thích cấu tạo phân tử và tính chất của chúng. d) Giải thích được trạng thái tập hợp của vật chất. e) Biết được cách tính toán năng lượng trao đổi trong các quá trình hóa học và hóa lý. f) ác định được chiều hướng và giới hạn của các quá trình hóa học và hóa lý. g) Ứng dụng các yếu tố ảnh hưởng để điều chỉnh tốc độ phản ứng mong muốn. h) Đánh giá được mức độ xảy ra của phản ứng hóa học và điều chỉnh chiều của các quá trình hóa học và hóa lý theo hướng mong muốn. 61 i) Giải thích được bản chất của dung dịch phân tử, dung dịch điện ly và các tính chất đặc trưng của chúng. Tính toán và điều khiển các cân bằng trong dung dịch điện ly. j) Giải thích được bản chất và khả năng ứng dụng của các quá trình chuyển hóa tương hỗ giữa hóa năng và điện năng. II.2. Giảng dạy và học tập học phần Hóa đại cƣơng a) Giảng dạy Thuận lợi: - Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy học phần Hóa đại cương có chuyên môn vững vàng (5 tiến sĩ và 2 thạc sĩ), được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình. - C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: