Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 133.70 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân bố trên khắp cả nước. So với tiềm năng thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn, như điện tái tạo chiếm 1,8% trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo và năng lượng sinh học thì không đáng kể và hầu như chưa có trên thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 155 - 159 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Nhâm Tuất*, Ngô Văn Giới Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác. Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân bố trên khắp cả nước. So với tiềm năng thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn, như điện tái tạo chiếm 1,8% trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo và năng lượng sinh học thì không đáng kể và hầu như chưa có trên thị trường. Ngoài ra, đối với thuỷ điện nhỏ, hiện nay cũng mới chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng, năng lượng mặt trời trên một m2: 1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió mới chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích lãnh thổ (khoảng 1800 MW), năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác được 150 MW/800 MW tiềm năng. Đối với năng lượng tái tạo từ địa nhiệt, thuỷ triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như xăng sinh học, diezel sinh học thì hầu như chưa khai thác được nhiều… Từ khóa: Năng lượng, tái tạo, khai thác, Việt Nam, đánh giá. MỞ ĐẦU* Năng lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi con người đã tận thu gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể phục hồi, con người bắt đầu nghiên cứu những phương án sử dụng nguồn năng lượng mới và tái tạo ít gây ô nhiễm môi trường, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh học và năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác. Theo số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 [2]. * ĐT: 0984194079; Email: tuatmt@gmail.com Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế. Việt Nam cũng trong tình trạng ngày càng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch, giá dầu thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn và trở thành một thách thức lớn. Như vậy, việc nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác năng lượng tái tạo của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh lượng thực và phát triển bền vững, nhằm định hướng và xây dựng chính sách phát triển năng lượng bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA VIỆT NAM 1. Năng lượng Mặt Trời Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng khá đáng kể về năng lượng mặt trời. Các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1800 đến 2100 giờ nắng trong một năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2000 đến 2600 giờ nắng trong một năm. Bức xạ mặt 155 Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ trời trung bình nhận được tại mặt đất dao động trong khoảng từ 3,54 đến 5,15 2 kWh/m /ngày, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm. Tuy nhiên tỷ trọng của năng lượng mặt trời trong cán cân năng lượng chung của toàn đất nước vẫn còn rất nhỏ bé. Cho đến nay, tổng công suất điện mặt trời đã được lắp đặt trên phạm vi toàn quốc chỉ vào khoảng 1,2MWp. Các hoạt động nghiên cứu và sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay thường tập trung vào các lĩnh vực như: Cung cấp nước nóng dùng trong sinh hoạt và phát điện ở qui mô nhỏ; sấy, nấu ăn, chưng cất nước... ở qui mô thử nghiệm nhỏ, chưa đáng kể. Đây là những hệ thống nhỏ lẻ, không nối lưới, thường được sử dụng trực tiếp ở dạng điện một chiều để thắp sáng, trong một số trường hợp có thể được biến thành điện xoay chiều để sử dụng cho các nhu cầu khác. 2. Năng lượng gió Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa gió chính. Vùng có tiềm năng gió tốt chỉ chiếm 2% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là các vùng bờ biển hoặc vùng cao nguyên. Trên mặt đất, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam nhìn chung nhỏ; phần lớn lãnh thổ có tổng năng lượng gió cả năm không vượt quá 200kWh/m2. Tiềm năng năng lượng gió tăng nhanh theo độ cao: so với độ cao 10m, tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 20m tại phần lớn các vùng trên lãnh thổ cao gấp 2-2,5 lần; ở độ cao 40m là 2-5 lần; ở độ cao 60m là 2-6,6 lần. Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020. Các dự án điện gió đang được đăng ký triển khai ở nhiều vùng khác nhau, tập trung ở các các tỉnh Miền Trung (Ninh Thuận, Bình 156 112(12)/1: 155 - 159 Thuận, Bình Định), Nam Bộ (Cà Mau, Kiên Giang) và các vùng đảo (Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc...). Cho đến nay, cả nước đã có 42 dự án điện gió tại 12 tỉnh (chủ yếu tập trung ở miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ) với tổng công suất lắp máy 3.906 MW. Tuy nhiên, các dự án đều chậm triển khai, thậm chí có dự án điện gió Tuy Phong sau khi đưa vào vận hành năm 2009 vẫn chưa thỏa thuận được giá bán được điện với EVN. Bảng 1. Tiềm năng về năng lượng gió tại một số vùng lãnh thổ ở Việt Nam [2]. STT 1 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 155 - 159 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Nhâm Tuất*, Ngô Văn Giới Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác. Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân bố trên khắp cả nước. So với tiềm năng thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn, như điện tái tạo chiếm 1,8% trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo và năng lượng sinh học thì không đáng kể và hầu như chưa có trên thị trường. Ngoài ra, đối với thuỷ điện nhỏ, hiện nay cũng mới chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng, năng lượng mặt trời trên một m2: 1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió mới chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích lãnh thổ (khoảng 1800 MW), năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác được 150 MW/800 MW tiềm năng. Đối với năng lượng tái tạo từ địa nhiệt, thuỷ triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như xăng sinh học, diezel sinh học thì hầu như chưa khai thác được nhiều… Từ khóa: Năng lượng, tái tạo, khai thác, Việt Nam, đánh giá. MỞ ĐẦU* Năng lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi con người đã tận thu gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể phục hồi, con người bắt đầu nghiên cứu những phương án sử dụng nguồn năng lượng mới và tái tạo ít gây ô nhiễm môi trường, như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh học và năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình. Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác. Theo số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ này chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 (từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55 triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung bình hằng năm trong giai đoạn này là 11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 [2]. * ĐT: 0984194079; Email: tuatmt@gmail.com Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế. Việt Nam cũng trong tình trạng ngày càng cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch, giá dầu thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn và trở thành một thách thức lớn. Như vậy, việc nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác năng lượng tái tạo của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh lượng thực và phát triển bền vững, nhằm định hướng và xây dựng chính sách phát triển năng lượng bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO CỦA VIỆT NAM 1. Năng lượng Mặt Trời Việt Nam là một trong số các quốc gia có tiềm năng khá đáng kể về năng lượng mặt trời. Các địa phương ở phía Bắc bình quân có khoảng từ 1800 đến 2100 giờ nắng trong một năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bình quân có khoảng từ 2000 đến 2600 giờ nắng trong một năm. Bức xạ mặt 155 Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ trời trung bình nhận được tại mặt đất dao động trong khoảng từ 3,54 đến 5,15 2 kWh/m /ngày, tiềm năng lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm. Tuy nhiên tỷ trọng của năng lượng mặt trời trong cán cân năng lượng chung của toàn đất nước vẫn còn rất nhỏ bé. Cho đến nay, tổng công suất điện mặt trời đã được lắp đặt trên phạm vi toàn quốc chỉ vào khoảng 1,2MWp. Các hoạt động nghiên cứu và sử dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam hiện nay thường tập trung vào các lĩnh vực như: Cung cấp nước nóng dùng trong sinh hoạt và phát điện ở qui mô nhỏ; sấy, nấu ăn, chưng cất nước... ở qui mô thử nghiệm nhỏ, chưa đáng kể. Đây là những hệ thống nhỏ lẻ, không nối lưới, thường được sử dụng trực tiếp ở dạng điện một chiều để thắp sáng, trong một số trường hợp có thể được biến thành điện xoay chiều để sử dụng cho các nhu cầu khác. 2. Năng lượng gió Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa gió chính. Vùng có tiềm năng gió tốt chỉ chiếm 2% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là các vùng bờ biển hoặc vùng cao nguyên. Trên mặt đất, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam nhìn chung nhỏ; phần lớn lãnh thổ có tổng năng lượng gió cả năm không vượt quá 200kWh/m2. Tiềm năng năng lượng gió tăng nhanh theo độ cao: so với độ cao 10m, tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 20m tại phần lớn các vùng trên lãnh thổ cao gấp 2-2,5 lần; ở độ cao 40m là 2-5 lần; ở độ cao 60m là 2-6,6 lần. Theo kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng tiềm năng điện gió ước đạt 513.360MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thuỷ điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020. Các dự án điện gió đang được đăng ký triển khai ở nhiều vùng khác nhau, tập trung ở các các tỉnh Miền Trung (Ninh Thuận, Bình 156 112(12)/1: 155 - 159 Thuận, Bình Định), Nam Bộ (Cà Mau, Kiên Giang) và các vùng đảo (Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc...). Cho đến nay, cả nước đã có 42 dự án điện gió tại 12 tỉnh (chủ yếu tập trung ở miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ) với tổng công suất lắp máy 3.906 MW. Tuy nhiên, các dự án đều chậm triển khai, thậm chí có dự án điện gió Tuy Phong sau khi đưa vào vận hành năm 2009 vẫn chưa thỏa thuận được giá bán được điện với EVN. Bảng 1. Tiềm năng về năng lượng gió tại một số vùng lãnh thổ ở Việt Nam [2]. STT 1 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đánh giá thực trạng khai thác năng lượng Tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo Năng lượng Việt Nam Thị trường năng lượngTài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghệ điện mặt trời ở Việt Nam
4 trang 240 0 0 -
Mô hình giám sát và điều khiển hệ thống pin mặt trời
6 trang 148 0 0 -
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời
5 trang 104 0 0 -
Phương pháp phân tích kinh tế của hệ thống điện mặt trời áp mái
4 trang 91 0 0 -
Tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho hệ thống điện mặt trời tại Việt Nam
4 trang 76 0 0 -
Sách hướng dẫn học tập Năng lượng tái tạo: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
49 trang 76 0 0 -
Mô phỏng hệ thống làm lạnh hấp phụ sử dụng năng lượng tái tạo
8 trang 73 0 0 -
18 trang 61 0 0
-
Nghiên cứu thiết kế bộ tăng áp DC-DC ứng dụng cho hệ thống pin năng lượng mặt trời
6 trang 61 0 0 -
Chiến lược điều khiển công suất của hệ thống lưu trữ pin cho huyện đảo Phú Quý
6 trang 58 0 0