Danh mục

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 480.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong nghiên cứu này, các phương pháp chính được sử dụng gồm thu thập tài liệu thứ cấp, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng theo thang điểm tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia LaiTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023) ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở THỊ XÃ AYUN PA, TỈNH GIA LAI Nguyễn Minh Nguyệt1, Bùi Thị Thu2*, Hà Thị Như Ngọc3 1Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3 Học viên cao học, Trường THPT Lê Thánh Tông *Email: buithithu@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 18/10/2023; ngày hoàn thành phản biện: 8/11/2023; ngày duyệt đăng: 12/12/2023 TÓM TẮT Thị xã Ayun Pa là khu vực có cảnh sắc tự nhiên độc đáo và văn hóa bản địa đặc sắc. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch cộng đồng. Trong nghiên cứu này, các phương pháp chính được sử dụng gồm thu thập tài liệu thứ cấp, lấy ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng theo thang điểm tổng hợp. Kết quả đánh giá cho thấy, khu vực này có tiềm năng khá thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng. Kết quả nghiên cứu này kết hợp với nhu cầu tham gia của người dân và kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng của địa phương là những cơ sở quan trọng để đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa trong tương lai liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương. Từ khóa: Du lịch, Du lịch cộng đồng, TX. Ayun Pa, Gia Lai.1. MỞ ĐẦU Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giátrị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởnglợi. Đây được xem là mô hình du lịch bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồngthời khuyến khích sự đóng góp của người dân bản địa trong việc hình thành các sảnphẩm du lịch đặc trưng tại địa phương. DLCĐ được quan tâm nghiên cứu trongnhững năm gần đây. Đáng chú ý phải kể đến công trình của Võ Quế, Bùi Thị Hải Yến[6,10],… với định hướng vào những vấn đề mang tính lý thuyết về DLCĐ. Bên cạnh 145Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Laiđó, các nghiên cứu của Nguyễn Quang Tân và cs (2019), Trần Đăng Ninh (2019),Nguyễn Văn Đính (2021),… lại đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển các mô hìnhDLCĐ tại các huyện, tỉnh miền núi của Việt Nam [4,5,7]. Sự gia tăng nhanh chóng cácnghiên cứu này cho thấy có sự quan tâm đối với phát triển DLCĐ ở các địa phươngnhiều tiềm năng. Thị xã (TX.) Ayun Pa nằm về phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, có diện tích287,18 km2 với nhiều nét đặc sắc về văn hóa bản địa và cảnh sắc tự nhiên độc đáo.DLCĐ đang dần dần hình thành và phát triển. Tuy nhiên, DLCĐ của TX. Ayun Pa hiệncòn rất hạn chế, thiếu kế hoạch cụ thể, thiếu vốn cho đầu tư phát triển, lao động đượcđào tạo chuyên môn du lịch rất ít, đời sống của người dân đồng bào dân tộc bản địangười Jrai gặp nhiều khó khăn, các nguồn lực cho phát triển du lịch của TX. Ayun Pachưa được khai thác hiệu quả, đồng bộ, chưa được quy hoạch đầy đủ. Chính vì thế, bàibáo tập trung vào đánh giá mức độ thuận lợi của tiềm năng phát triển DLCĐ ở TX.Ayun Pa, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ nhằm nâng cao đờisống người dân, hướng đến phát triển du lịch bền vững tại khu vực này.2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp bao gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học vềDLCĐ; các nghị quyết, quy hoạch phát triển DLCĐ; các báo cáo về điều kiện tự nhiên,kế hoạch và quy hoạch phát triển du lịch TX. Ayun Pa và tỉnh Gia Lai,… - Dữ liệu sơ cấp có được từ quá trình khảo sát thực tế để kiểm định những tàiliệu đã có và bổ sung thêm thông tin còn thiếu về hoạt động DLCĐ ở địa phương.2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp ở địa bàn nghiên cứuđược thu thập từ Ủy ban nhân dân (UBND) TX. Ayun Pa, từ Website và thư viện,...Dựa trên các tài liệu thứ cấp, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp các vấn đề liên quan đếnDLCĐ. Qua đó, tìm ra những bất cập và hạn chế trong quá trình phát triển DLCĐ đểcó những giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên DLCĐ ở TX.Ayun Pa. * Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp điều tra xã hội học: Tiến hành khảo sát thựcđịa ở các điểm có khả năng phát triển DLCĐ ở địa phương theo các tuyến: (1) Côngviên Bến Mộng - Khu di tích mộ nhà giáo Nay Der - Di tích đường 7 sông Bờ - Suối Đá1 - Suối Đá 2 và (2) TX. Ayun Pa - Xã Ia Rtô - Xã Ia Rbol,… Quá trình khảo sát thực địakết hợp điều tra ý kiến người dân về số lượng và chất lượng nhân lực phục vụ du lịch,khả năng giao tiếp, khả năng tham gia hoạt động DLCĐ tại địa phương,... để thấy rõ 146TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 23, Số 3 (2023)hơn tiềm năng phát triển DLCĐ ở TX. Ayun Pa. * Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn sâu đốivới 06 chuyên gia (là các nhà khoa học và cán bộ ở địa phương) để làm cơ sở cho việcnhận định tầm quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng phát triển DLCĐ. * Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng: Trong bài báo này, phươngpháp đánh giá tiềm năng du lịch theo thang điểm tổng hợp được sử dụng theo cácbước sau: - Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá theo thang điểm 4 bậc: 4, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: