Danh mục

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất gò đồi huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 150.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để tiếp tục góp phần đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đồi vùng Tây Thừa Thiên Huế làm cơ sở cho việc định hướng các bước tiếp theo cho việc khai thác tiềm năng vùng đất này trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất vùng gò đồi huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất gò đồi huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 21, 2004 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT GÒ ĐỒI  HUYỆN HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ  Hồ Kiệt, Huỳnh Văn Chương và CTV Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài:  Thừa Thiên Huế  là một tỉnh có tổng diện tích tự  nhiên là 505.400 ha, trong đó  đất chưa sử dụng mà hầu hết là đất đồi núi chiếm tỷ  lệ rất lớn (khoảng 39%). Đây  là khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng  như  việc quản lý sử  dụng và bảo vệ  các nguồn tài nguyên vùng đồi núi của tỉnh.   Những nghiên cứu này là hết sức quý giá nhằm khắc phục những điều kiện tự nhiên   kinh tế  đang diễn ra bất lợi cho vùng, đồng thời đây cũng là những cơ  sở  khoa học   cho những nghiên cứu tiếp theo của vùng. Để tiếp tục góp phần đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đồi vùng Tây   Thừa Thiên Huế  làm cơ  sở  cho việc định hướng các bước tiếp theo cho việc khai  thác tiềm năng vùng đất này trong phát triển kinh tế  xã hội của tỉnh, chúng tôi tiến   hành nghiên cứu đề  tài: Đánh giá tình hình quản lý và sử  dụng đất vùng gò đồi   huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.2. Mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu: Mục đích: Đánh giá các yếu tố tác động đến việc quản lý và sử dụng đất vùng  gò đồi bước đầu làm cơ  sở  khoa học cho việc quy hoạch sử  dụng đất và các quy  hoạch chuyên ngành, nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên vùng gò đồi phía  Tây Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi lãnh thổ  vùng nghiên cứu đó là vùng gò đồi   huyện Hương Trà là khu vực phía Tây tiếp giáp với thành phố  Huế. Trong đó chủ  yếu nghiên cứu các đối tượng tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình quản lý và  sử dụng đất. Nội dung đề tài bao gồm 1. Đánh giá các đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội có liên quan đến quản lý và sử  dụng đất vùng gò đồi huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế 2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu  lực quản lý và hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên  Huế  3. Đánh giá tổng quát về tiềm năng đất nông, lâm nghiệp khu vực nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp chính được sử dụng là:  Nhóm các phương pháp thu thập số liệu: ­ Thu thập các số liệu sẵn có và các kết quả nghiên cứu trước tại khu vực có   liên quan đến vấn đề nghiên cứu. ­ Phỏng vấn các hộ  gia đình có sử  dụng đất theo phương pháp chọn ngẫu   nhiên trong nhóm đã định trước. ­ Điều tra thực địa  Phương pháp bản đồ ­   Sử dụng các phương pháp thành lập bản đồ  số  và phép overlay trên Mapinfo  6.0  Nhóm các phương pháp xử lý số liệu, phân tích đánh giá, dự báo ­ Xử lý số liệu và đánh giá các hiện tượng bằng các thuật toán thống kê. ­ Chẩn đoán dự  báo thông qua modul DIAGNOSTIC của phần mềm thống kê   STAGRAF ver. 7.0 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội tiểu vùng gò đồi   Hương Trà:  Vùng đất gò đồi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng kinh tế và có vị trí  quan trọng trong chiến lược  phát triển kinh tế  xã hội của tỉnh, phân bố  trong 6  huyện: Nam Đông, Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới. Có thể chia vùng gò đồi Thừa Thiên Huế thành những tiểu vùng bao gồm: tiểu   vùng Phong Điền, tiểu vùng Hương Trà, tiểu vùng Hương Thủy ­ Phú Lộc, tiểu vùng  Nam Đông. Tổng diện tích vùng gò đồi Hương Trà là 31.628 ha (60,7% tổng diện tích tự  nhiên của huyện), bao gồm 5 xã: Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình   và Hồng Tiến.  Tiểu vùng gò đồi Hương Trà có địa hình dốc, cao dần từ  Đông sang Tây, với  chiều dài tới 20 km; có độ  cao trung bình từ  100m đến 200m, độ  dốc trung bình từ  15o ­ 20o, cục bộ  độ  dốc lớn hơn 25o. Sự  phân bố  phức tạp của hệ  thống thủy văn  làm cho địa hình của tiểu vùng bị  phân cắt mạnh cả  theo chiều đứng và mặt bằng.   Theo bản đồ  thổ  nhưỡng và kết quả  đánh giá thực địa, ở  vùng này chiếm ưu thế  là   các loại đất phát triển trên đá sét, đá granit, phù sa cổ và đá cát.  Qua kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có thể nhận xét chung   như sau: Thuận lợi ­ Có điều kiện tự  nhiên thích hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp; khá thuận  lợi cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày, phát triển kinh tế gia đình, kinh tế trang  trại. ­ Cơ cấu dân số trẻ, có lực lượng lao động đông. 6 ­ Cơ  sở  hạ  tầng đủ  về  số  lượng các công trình cơ  bản như  điện, đường giao  thông, trường học, trạm y tế..., đáp ứng được ở mức độ nhất định nhu cầu phát triển  của vùng.  ­ Có tiềm năng về du lịch với những cảnh quan tự nhiên và các di tích lịch sử,   bước đầu có khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch. Khó khăn ­ Lượng mưa tập trung theo mùa nên thường gây ra hạn hán, lũ lụt; điều kiện   địa hình phức tạp gây ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống. ­ Mặc dầu đã có những phát triển nhất định song cơ sở hạ tầng vẫn chưa thực   sự đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ tăng dân số cao, chất lượng dân cư còn hạn chế; thu nhập   thấp, thiếu vốn đầu tư  cho sản xuất, đặc biệt là cho việc chuyển dịch cơ  cấu kinh   tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. ­ Quỹ đất lớn song sử dụng chưa hợp lý, còn để đất hoang hóa nhiều. ­ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, chất lượng dân cư còn hạn chế. 2.2. Đánh giá tình hình quản lý đất đai vùng gò đồi huyện Hương Trà: Năm 1994, bản đồ  địa chính được thành lập tại xã Hương Thọ  theo lưới toûa   độ chuẩn quốc gia. Ngoài ra, các xã thuộc  ...

Tài liệu được xem nhiều: