Danh mục

Đánh giá trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt bằng thang điểm RSI, RFS và bảng câu hỏi EAT – 10 ở bệnh nhân khàn tiếng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trào ngược họng thanh quản là một trong những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn giọng và rối loạn nuốt. Bài viết trình bày nghiên cứu nhằm đánh giá bệnh lý trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt trên bệnh nhân khàn tiếng bằng bảng câu hỏi RSI, RFS và EAT – 10.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt bằng thang điểm RSI, RFS và bảng câu hỏi EAT – 10 ở bệnh nhân khàn tiếng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN VÀ RỐI LOẠN NUỐT BẰNG THANG ĐIỂM RSI, RFS VÀ BẢNG CÂU HỎI EAT – 10 Ở BỆNH NHÂN KHÀN TIẾNG Nguyễn Thị Hồng Loan1, Nguyễn Lê Thanh Tuyền2, Đặng Thanh Hiền2, Trương Thu Hiền2, Lê Ngọc Hiếu2, Phạm Bảo Long2, Ngô Thế Hải2, Lâm Huyền Trân1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trào ngược họng thanh quản là một trong những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn giọng và rối loạn nuốt. RSI (Reflux Symptom Index) và RFS (Reflux Finding Score) là 2 công cụ dùng để khảo sát trên lâm sàng nhằm chẩn đoán bệnh. EAT - 10 là một bộ câu hỏi được dùng để tầm soát cho những bệnh nhân rối loạn nuốt. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá bệnh lý trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt trên bệnh nhân khàn tiếng bằng bảng câu hỏi RSI, RFS và EAT – 10. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân khàn tiếng đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 1 tháng 2 năm 2020 đến 31 tháng 7 năm 2020. Kết quả: Có 78 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó có 12,8 % bệnh nhân có điểm RSI từ 13 điểm trở lên. Triệu chứng khảo sát bằng RSI thường gặp nhất là phải tằng hắng thường xuyên (79,2%) và có chất nhầy trong họng hoặc chất nhầy từ mũi xuống họng (73,1%). Ở nhóm bệnh nhân có RSI từ 13 điềm trở lên, triệu chứng than phiền nhiều nhất là tằng hắng hoặc khạc nhổ (90%), cảm giác vướng đàm hoặc nghẹn ở cổ (90%), có chất nhầy trong họng hoặc chất nhầy từ mũi xuống họng (90%) và ho khó chịu (90%). Có 18 bệnh nhân (23,1%) có điểm RFS từ 7 điểm trở lên. Đặc điểm thường gặp nhất trên nội soi ở nhóm bệnh nhân này là phù nề dây thanh (100%) và phù nề thanh quản lan tỏa (94,4%), sung huyết thanh quản (72,2%) và quá mép sau (66,7%). Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa những bệnh nhân có triệu chứng nghẹn ở cổ và điểm RFS ≥7 (p Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học Background: Laryngopharyngeal reflux is one of the most common etiologic factors of voice and swallowing disorders. RSI (Reflux Symptom Index) and RFS (Reflux Finding Score) are two instruments often used clinically to diagnose this disease. EAT – 10 is a new questionnaire applied in screening for patients with dysphagia. Objective: The aim of this study is to evaluate the laryngopharyngeal reflux disease and swallowing disorders in the hoarse patients by RSI, RFS and EAT – 10 questionnaire. Methods: Cross - sectional descriptive study. The study was carried out at the outpatient clinic of Nguyen Tri Phuong Hospital from 1st February, 2020 to 31st July, 2020. Results: There was 78 patients in this study. Among them, there were 12.8% patients with RSI scores ≥13. The most frequent symptoms were throat clearing (79,2%) and excess throat mucus or postnasal drip (73.1%). In the group that had RSI scores ≥13, the most commonly seen symptoms were throat clearing (90%), globus sensation (90%), excess throat mucus or postnasal drip (90%), annoying cough (90%). The percentage of hoarse patients presented with RFS scores ≥7 was 23.1%. The most common endoscopic findings were vocal fold edema (100%), diffuse laryngeal edema (94.4%), laryngeal erythema (72.2%) and posterior commissure hypertrophy (66.7%). There is a correlation between patients with globus sensation and patients with RFS score more than or equal to 7 (p Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 thống nhất và độ tin cậy cao(6,7). Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu Thiết kế nghiên cứu Khảo sát tỉ lệ trào ngược họng thanh quản Nghiên cứu mô tả cắt ngang. chẩn đoán bằng thang điểm RSI và RFS ở những Phương pháp thực hiện bệnh nhân khàn tiếng. Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu Khảo sát tỉ lệ rối loạn nuốt đánh giá bằng được phỏng vấn bằng bảng câu hỏi RSI và EAT bảng câu hỏi EAT – 10 ở bệnh nhân khàn tiếng. – 10 tại phòng khám. RSI là bảng câu hỏi khảo Khảo sát tỉ lệ rối loạn nuốt đánh giá bằng sát các triệu chứng cơ năng của bệnh lý trào bảng câu hỏi EAT – 10 ở bệnh nhân có biểu hiện ngược họng thanh quản. RSI gồm có 9 câu hỏi trào ngược họng thanh quản. với 6 mức độ trong câu trả lời đi từ 0 điểm đến 6 ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU điểm (Bảng 1), tổng điểm RSI ≥ 13 là nghi ngờ có Đối tượng nghiên cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: