Trong những thập niên gần đây, người ta đã rất quan tâm đến tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, bởi vì ngoài những bệnh truyền nhiễm như dịch tả, sốt rét, lao... do vi sinh vật gây ra, đã xuất hiện những bệnh nguy hiểm như ung thư và các khuyết tật của trẻ sơ sinh do các chất ô nhiễm môi trường gây ra. Các chất độc hại đó là các chất thải nguy hiểm do sản xuất công nghiệp, do vận chuyển, lưu giữ các chất độc hại bị rò...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NGUY CƠ MÔI TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ VÀ QUẢN LÝ NGUY CƠ
MÔI TRƯỜNG
Trong những thập niên gần đây, người ta đã rất quan tâm đến tác động của
ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, bởi vì ngoài những bệnh truyền
nhiễm như dịch tả, sốt rét, lao... do vi sinh vật gây ra, đã xuất hiện những bệnh
nguy hiểm như ung thư và các khuyết tật của trẻ sơ sinh do các chất ô nhiễm môi
trường gây ra. Các chất độc hại đó là các chất thải nguy hiểm do sản xuất công
nghiệp, do vận chuyển, lưu giữ các chất độc hại bị rò rỉ gây ra. Rất nhiều chất thải
độc hại và thảm hoạ đối với sức khoẻ cộng đồng đều do sự cố môi trường gây ra.
Con người tìm cách tiếp cận đánh giá nguy cơ hiểm hoạ của chất ô nhiễm. Thông
qua đánh giá sự phơi nhiễm (pollution expose), đánh giá môi quan hệ liều lượng-
phản ứng (dose-response) để xác định nguy cơ có thể gây ra của chất ô nhiễm.
Trên cơ sở đó, tìm biện pháp quản lý tốt môi trường, ngăn ngừa sự cố, bảo vệ sức
khoẻ cộng đồng.
1. Những khái niệm và định nghĩa cơ bản
1.1. Chất nguy hiểm (hazardous substance). Chất được gọi là nguy hiểm nếu
như nó có một trong bốn đặc tính sau: phản ứng, bốc cháy, ăn mòn và độc hại.
- Chất phản ứng là chất không bền vững dưới điều kiện thông thường. Nó
có thể gây nổ hay phóng thích khói, hơi, khí độc hại khi hoá hợp với nước.
- Chất cháy là chất dễ bị cháy, cháy to và cháy dai dẵng. Ví dụ như xăng,
các chất hữu cơ dễ bay hơi, dung môi. Hơi của chúng dễ bắt lữa ở nhiệt độ thấp (
600C).
- Chất ăn mòn bao gồm các chất lỏng có độ pH thấp hơn 2 hoặc lớn hơn
12,5, chúng ăn mòn kim loại rất mạnh.
- Chất độc hại là các chất có tính độc hại hoặc gây tai hoạ khi con người ăn
uống thực phẩm có chứa chúng hoặc hít thở hấp thụ chúng. Tính chất, mức độ độc
hại được xác định bằng kiểm tra đánh giá của các phòng thí nghiệm đã được chuẩn
hoá.
Những chất nào là nguy hiểm.
Bốn thuộc tính của chất ô nhiễm đã được nêu ở trên, song để xác định cụ
thể chất nào là nguy hiểm thì có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Cục bảo vệ môi
trường của Mỹ (US.EPA), một số căn cứ sau đ ược dùng làm cở sở để xếp loại chất
nguy hiểm khi xử lý, lưu giữ và vận chuyển hay thải bỏ chúng sẽ gây ra ô nhiễm
và độc hại cho người, cụ thể:
- Tăng đáng kể số tử vong,
- Tăng tình trạng ốm đau không hồi phuck được,
- Phát triển hiểm họa trong thời gian trước mắt hoặc lâu dài
Cục bảo bệ môi trường Mỹ qui định 8 nguy ên tố và 6 loại thuốc bảo vệ
thực vật (bảng 1) khi nồng độ lớn hơn các giá trị tối đa cho phép là chất nguy
hiểm.
Theo quy định của US. EPA, ở Mỹ khi lưu hành một bản thống kê thực tế
về các chất thải nguy hiểm, thì cần được xếp thành ba nhóm:
* Các chất thải công nghệ độc hại: như công nghệ lọc dầu, bảo quản gỗ,
* Các chất thải phổ biến trong công nghiệp thông thường,
* Các hóa chất thông thường như ben zen, cresol, thuốc bảo vệ thực vật,
hợp chất thủy ngân.
1.2. Nguy cơ (risk)
Khái niệm về nguy cơ bao hàm xác suất của một tác dụng có hại đến sức
khỏe con người, môi trường và tài sản và cả mức độ của những nguy cơ có liến
quan. Có thể nêu tóm tắt nguy cơ: là sự cố hay ảnh hưởng xấu có thể xảy ra trực
tiếp hay gián tiếp đến sức khỏe, hạnh phúc của con người
1.3. Đánh giá (assessment): xác định giá trị nhằm xét đoán thẩm định.
1.4. Phân tích (analysis): sự khám xét kỹ càng hoặc thông qua sự nghiên cứu hiểu
biết rõ vấn đề gì đó.
1.5. Đánh giá nguy cơ môi trường (Environmental Risk Assessment-ERA):
Mô tả, phân tích và truyền đạt các thông tin về nguy cơ có thể xảy ra đối với sức
khỏe, hạnh phúc con người và với các hệ sinh thái. Những nguy cơ này có thể xảy
ra trong môi trường hay có thể truyền qua môi trường.
1.6. Quản lý nguy cơ: tiến hành các hoạt động để làm giảm các nguy cơ và làm
cân bằng nguy cơ dựa trên cơ sở mô tả đặc điểm của các nguy cơ và các thông tin
về chi phí hữu hiệu
1.7. Đặc điểm nguy cơ: xác suất có thể đạt đến điểm cuối sinh học, xác suất n ày
có liên quan số đo của một vài thông số môi trường
1.8. Điểm cuối sinh học (biological enpoin): sự thay đổi có thể đo được trong
một sinh vật tiếp xúc với hiểm họa môi trường (ví dụ: bệnh tật, tử vong, tàn tật,
thay đổi trọng lượng, thay đổi khả năng tái sinh)
Bảng 1. Nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm để kiểm tra tính nguy hiểm
Chất ô nhiễm Nồng độ cực đại (mg/L)
Asen 5,0
Bari 100,0
Cadimi 1,0
Crom VI 5,0
Chì 5,0
Thủy ngân 0,2
Selen 1,0
Bạc 5,0
Endrin 0,02
Lindan 0,4
Metoxyclor 10,0
Toxaphen 0,5
Acid diclorophenoxyacetic 10,0
Acid tricloro ...