Danh mục

ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ HEN PHẾ QUẢN THEO IMCI

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 191.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HPQ theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới HPQ là một bệnh lý viêm mạn tính với tình trạng tắc nghẽn đường thở có hồi phục. Bệnh được đặc trưng bởi từng đợt sò sè tái diễn, thường kèm theo ho, và đáp ứng với các thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm. 2. Dịch tễ học Hen phế quản là bệnh phổi mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Hiện nay tỷ lệ trẻ em bị hen phế quản tăng nhanh trên toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ HEN PHẾ QUẢN THEO IMCI ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ HEN PHẾ QUẢN THEO IMCIMục tiêu1. Định nghĩa được hen phế quản (HPQ) theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới.2. Phân biệt được HPQ với một số bệnh lý thường gặp khác.3. Đánh giá và xử trí được HPQ tại cộng đồng theo chương trình Xử Trí LồngGhép Bệnh Trẻ Em (IMCI - Integrated Management of Childhood Illness).1. Định nghĩa HPQ theo Tổ Chức Y Tế Thế GiớiHPQ là một bệnh lý viêm mạn tính với tình trạng tắc nghẽn đường thở có hồiphục. Bệnh được đặc trưng bởi từng đợt sò sè tái diễn, thường kèm theo ho, và đápứng với các thuốc giãn phế quản và thuốc kháng viêm.2. Dịch tễ họcHen phế quản là bệnh phổi mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Hiện nay tỷ lệ trẻ embị hen phế quản tăng nhanh trên toàn cầu ở các nước phát triển và đang phát triển.Theo thông báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có khoảng từ 7-10% trẻ em đã mắchen, cứ sau 20 năm hen phế quản ở trẻ em tăng lên 2-3 lần. Chính vì vậy, tỷ lệ tửvong và nhập viện tăng đáng kể ở các nước phát triển.Ở Mỹ, mặc dù công tác quản lý điều trị hen trẻ em đã có nhiều tiến bộ, song năm2002 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi hen phế quản tăng hơn 160% và tăng 74% ở nhómtuổi 5-14 tuổi so với năm 1982; trên toàn nước Mỹ đã mất khoảng 14 triệu ngàyhọc và 14,5 triệu ngày công lao động do bố mẹ nghỉ chăm sóc con cái; mỗi năm đãtiêu tốn hơn 14 tỷ đô-la cho việc chăm sóc người bệnh hen.Ở nước ta, trong năm 1999 có gần 658.000 lần cấp cứu nhi khoa do hen. Tỷ lệ cấpcứu ước tính hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi là 137,1/10.000 trẻ - tỷ lệ mắc bệnh caonhất ở nhóm tuổi này.Bệnh hen làm mất đi khoảng 10 triệu ngày học hàng năm của học sinh. Ðây lànguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ em nghỉ học và bỏ học do bệnh kéo dài.Giá thành điều trị hen ước tính hàng năm ở lứa tuổi dưới 18 khoảng 3,2 tỷ đô-laMỹ. Một nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh cho thấy chi phí ước tính cho việc chămsóc bệnh nhân hen là 108 triệu USD, trong đó 50-70% dành cho nhập viện và cấpcứu, 30% là thuốc điều trị; 288064 ngày công lao động bị mất.3. Chẩn đoán HPQ- Tiền sử có những đợt sò sè tái diễn, thường kèm theo ho.- Khám lâm sàng có thể có:+ Ngực căng phồng.+ Rút lõm lồng ngực.+ Thì thở ra kéo dài kèm với tiếng sò sè.+ Giảm lượng khí hít vào nếu tình trạng tắc nghẽn nặng.+ Không sốt.+ Đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản.Trong trường hợp chẩn đoán còn nghi ngờ, hãy cho một liều thuốc giãn phế quảntác dụng nhanh. Trẻ bị HPQ thường sẽ cải thiện nhanh với các dấu hiệu như giảmtần số thở, giảm rút lõm lồng ngực và đỡ khó thở. Tuy nhiên, trẻ bị HPQ nặng cókhi phải cần nhiều liều thuốc giãn phế quản mới cải thiện.4. Chẩn đoán phân biệt HPQCần chẩn đoán phân biệt HPQ với các bệnh lý có sò sè. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏdưới 2 tuổi, đợt sò sè đầu tiên thường xảy ra trong mùa dịch virus hợp bào hô hấp(RSV) và viêm tiểu phế quản cấp thường là nguyên nhân của đợt sò sè này. Ở trẻlớn hơn và những trẻ có những đợt sò sè tái diễn thì HPQ và các bệnh lý tăng đápứng đường thở (reactive airways disease) là những nguyên nhân quan trọng nhấtgây sò sè.Một số bệnh lý có sò sè cần được chẩn đoán phân biệt với HPQ :4.1. Viêm tiểu phế quản cấp- Sò sè xuất hiện lần đầu trong mùa dịch RSV.- Thường gặp ở trẻ < 2 tuổi.- Ngực căng phồng và gõ trong.- Rút lõm lồng ngực.- Nghe phổi có thể có ran nổ mịn hoặc ran rít.- Ăn, bú mẹ hoặc uống kém do khó thở.- Sò sè không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.4.2. Sò sè kèm với ho hoặc cảm lạnh- Hầu hết các đợt sò sè đầu tiên ở trẻ < 2 tuổi đều có liên quan với ho hoặc cảmlạnh.- Trẻ không có tiền sử dị ứng trong gia đình (chàm, viêm mũi dị ứng...).- Các đợt sò sè thưa hơn khi trẻ lớn lên.- Sò sè thường đáp ứng tốt với Salbutamol uống tại nhà.4.3. Một số nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi do virus hoặc viêm phổi doMycoplasma có thể kèm theo sò sè4.4. Dị vật đường thở4.5. Hạch bạch huyết chèn ép vào phế quản: hạch lao, u lympho và các khối uhạch bạch huyết khác.5. Xử trí HPQ- Nếu trẻ bị sò sè lần đầu và không khó thở thì chỉ cần chăm sóc tại nhà, không cầnthuốc giãn phế quản.- Nếu trẻ có khó thở và sò sè tái diễn thì cho Salbutamol dưới dạng phun sương(nebulizer) hoặc bình hít có liều định sẵn (metered-dose inhaler = MDI). Nếukhông có Salbutamol thì cho Epinephrine tiêm dưới da. Đánh giá lại trẻ sau 30phút để quyết định bước điều trị tiếp theo:+ Nếu trẻ hết khó thở và không còn thở nhanh : khuyên bà mẹ chăm sóc và về nhàđiều trị với Salbutamol uống (si-rô hoặc viên).+ Nếu trẻ còn khó thở: cho trẻ nhập viện và điều trị với thở oxy, các thuốc giãnphế quản tác dụng nhanh và những thuốc khác được trình bày ở phần sau.+ Nếu trẻ có tím trung tâm hoặc không uống được: cho trẻ nhập viện và điều trịvới thở oxy, các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh và những thuốc khác đượctrình bày ở phần sau.Khi trẻ nhập viện, cần cho thở oxy ngay, cho một thuốc giãn phế quản tác dụngnhanh và m ...

Tài liệu được xem nhiều: