Đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường - góc độ nghiên cứu của trường đại học
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường - góc độ nghiên cứu của trường đại học" được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường - góc độ nghiên cứu của trường đại học ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - GÓC ĐỘ NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ông Nguyễn Hoàng Nam Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) & Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trải qua 30 năm với nhiều sự thay đổi trong chính sách cùng nền kinh tế thị trường phát triển trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, có thể thấy rằng vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét, đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ nghiên cứu của trường đại học. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế trong thời gian tới. Từ khóa: kiểm toán độc lập, kinh tế thị trường, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán độc lập giữ vai trò quan trọng đối với sự lành mạnh về thông tin công bố trên thị trường tài chính nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Mục tiêu của kiểm toán độc lập là cải thiện thông tin mà những người tham gia thị trường tài chính sử dụng, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán và thúc đẩy các công ty kiểm toán cạnh tranh về chất lượng báo cáo. Theo kết quả khảo sát điều kiện kinh tế toàn cầu (GECS), tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng ở nhiều quốc gia, dẫn đến giảm niềm tin của người tiêu dùng và hạn chế tốc độ hồi phục nền kinh tế [1]. Kiểm toán độc lập là một trong những hoạt động góp phần gia tăng niềm tin nơi người tiêu dùng. Trên thực tế, đối với luật định về kiểm toán độc lập trên hầu khắp các quốc gia, ngoài việc kiểm toán độc lập xem xét khía cạnh thông tin và những rủi ro phát sinh do sự tham gia kéo dài của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán, bao gồm cả nhân viên cấp cao tham gia kiểm toán tại các đơn vị được hợp nhất thành báo cáo tài chính hợp nhất của khách hàng kiểm toán và từ chính thành phần của nhóm,… thì kiểm toán độc lập cũng áp dụng các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như luân chuyển và các biện pháp theo chương trình đảm bảo chất lượng của công ty kiểm toán, để đảm bảo rằng hợp đồng kiểm toán có thể được tiếp tục đúng cách mà không ảnh hưởng đến tính độc lập của mình [2]. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán độc lập. Nghiên cứu của Beest, Braam và Boelens (2009) có kết quả rằng các yếu tố quan sát được có liên quan đến môi trường làm việc của kiểm toán viên độc lập và có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên, bao gồm: quản trị công ty, nhiệm kỳ kiểm toán, phí kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán, mối quan hệ kiểm toán viên - khách hàng và quy mô của công ty kiểm toán. Trong đó, quản trị doanh nghiệp của công ty kiểm toán có ảnh hưởng lớn nhất đến tính độc lập kiểm toán [3]. Hay nghiên cứu của Salawu (2017) cho thấy thời hạn kiểm toán, khả năng sinh lời, đòn bẩy và hàng tồn kho với khoản phải thu có tác động tiêu cực đáng kể, có thể làm suy yếu tính độc lập của kiểm toán viên, trong khi quy mô của các công ty và tổn thất có ảnh hưởng tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên ở Nigeria. Ngoài ra, căn bậc hai của số lượng công ty con có liên quan tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên, nhưng không đáng kể và tổng số công ty con có ảnh hưởng tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên nhưng không đáng kể. Những kết quả này ngụ ý rằng hai biến số có thể làm tăng mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán và do đó, phí kiểm toán dự 194 kiến sẽ tăng khi có sự hiện diện của chúng. Điều này sẽ làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên [4]. Trong nghiên cứu của Tepalagul và Lin (2015) đưa ra bốn mối đe dọa chính đối với tính độc lập của kiểm toán viên, đó là tầm quan trọng của khách hàng, dịch vụ phi kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán viên và mối quan hệ của khách hàng với các công ty kiểm toán. Ngoài ra, nhận thức và hành vi của kiểm toán viên và khách hàng, cũng như ảnh hưởng của mỗi mối đe dọa đối với thực tế và chất lượng cảm nhận của các cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính [5]. Nghiên cứu của Bahrawe và cộng sự (2016) xem xét mối quan hệ giữa các cơ chế quản trị nội bộ của công ty, cụ thể là ủy ban kiểm toán và hội đồng quản trị, và tính độc lập của kiểm toán viên [6]. Chủ đề nghiên cứu về vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường chưa nhiều. Nghiên cứu của Wallace (2004) đánh giá liên quan đến nhu cầu kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng trên thị trường trên nhiều khía cạnh, ngành nghề khác nhau [7] hoặc trong nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng tính độc lập của ủy ban kiểm toán gắn liền với các yếu tố kinh tế của Klein (2002), kết quả nghiên cứu thấy rằng tính độc lập của ủy ban kiểm toán tăng lên theo quy mô hội đồng quản trị và tính độc lập của hội đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường - góc độ nghiên cứu của trường đại học ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG - GÓC ĐỘ NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ông Nguyễn Hoàng Nam Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) & Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trải qua 30 năm với nhiều sự thay đổi trong chính sách cùng nền kinh tế thị trường phát triển trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, có thể thấy rằng vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét, đánh giá vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ nghiên cứu của trường đại học. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán độc lập đối với nền kinh tế trong thời gian tới. Từ khóa: kiểm toán độc lập, kinh tế thị trường, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán độc lập giữ vai trò quan trọng đối với sự lành mạnh về thông tin công bố trên thị trường tài chính nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Mục tiêu của kiểm toán độc lập là cải thiện thông tin mà những người tham gia thị trường tài chính sử dụng, từ đó nâng cao chất lượng kiểm toán và thúc đẩy các công ty kiểm toán cạnh tranh về chất lượng báo cáo. Theo kết quả khảo sát điều kiện kinh tế toàn cầu (GECS), tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng ở nhiều quốc gia, dẫn đến giảm niềm tin của người tiêu dùng và hạn chế tốc độ hồi phục nền kinh tế [1]. Kiểm toán độc lập là một trong những hoạt động góp phần gia tăng niềm tin nơi người tiêu dùng. Trên thực tế, đối với luật định về kiểm toán độc lập trên hầu khắp các quốc gia, ngoài việc kiểm toán độc lập xem xét khía cạnh thông tin và những rủi ro phát sinh do sự tham gia kéo dài của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán, bao gồm cả nhân viên cấp cao tham gia kiểm toán tại các đơn vị được hợp nhất thành báo cáo tài chính hợp nhất của khách hàng kiểm toán và từ chính thành phần của nhóm,… thì kiểm toán độc lập cũng áp dụng các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như luân chuyển và các biện pháp theo chương trình đảm bảo chất lượng của công ty kiểm toán, để đảm bảo rằng hợp đồng kiểm toán có thể được tiếp tục đúng cách mà không ảnh hưởng đến tính độc lập của mình [2]. Nhiều nghiên cứu trước đây đã đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm toán độc lập. Nghiên cứu của Beest, Braam và Boelens (2009) có kết quả rằng các yếu tố quan sát được có liên quan đến môi trường làm việc của kiểm toán viên độc lập và có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên, bao gồm: quản trị công ty, nhiệm kỳ kiểm toán, phí kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán, mối quan hệ kiểm toán viên - khách hàng và quy mô của công ty kiểm toán. Trong đó, quản trị doanh nghiệp của công ty kiểm toán có ảnh hưởng lớn nhất đến tính độc lập kiểm toán [3]. Hay nghiên cứu của Salawu (2017) cho thấy thời hạn kiểm toán, khả năng sinh lời, đòn bẩy và hàng tồn kho với khoản phải thu có tác động tiêu cực đáng kể, có thể làm suy yếu tính độc lập của kiểm toán viên, trong khi quy mô của các công ty và tổn thất có ảnh hưởng tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên ở Nigeria. Ngoài ra, căn bậc hai của số lượng công ty con có liên quan tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên, nhưng không đáng kể và tổng số công ty con có ảnh hưởng tích cực đến tính độc lập của kiểm toán viên nhưng không đáng kể. Những kết quả này ngụ ý rằng hai biến số có thể làm tăng mức độ phức tạp của cuộc kiểm toán và do đó, phí kiểm toán dự 194 kiến sẽ tăng khi có sự hiện diện của chúng. Điều này sẽ làm giảm tính độc lập của kiểm toán viên [4]. Trong nghiên cứu của Tepalagul và Lin (2015) đưa ra bốn mối đe dọa chính đối với tính độc lập của kiểm toán viên, đó là tầm quan trọng của khách hàng, dịch vụ phi kiểm toán, nhiệm kỳ kiểm toán viên và mối quan hệ của khách hàng với các công ty kiểm toán. Ngoài ra, nhận thức và hành vi của kiểm toán viên và khách hàng, cũng như ảnh hưởng của mỗi mối đe dọa đối với thực tế và chất lượng cảm nhận của các cuộc kiểm toán và báo cáo tài chính [5]. Nghiên cứu của Bahrawe và cộng sự (2016) xem xét mối quan hệ giữa các cơ chế quản trị nội bộ của công ty, cụ thể là ủy ban kiểm toán và hội đồng quản trị, và tính độc lập của kiểm toán viên [6]. Chủ đề nghiên cứu về vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường chưa nhiều. Nghiên cứu của Wallace (2004) đánh giá liên quan đến nhu cầu kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng trên thị trường trên nhiều khía cạnh, ngành nghề khác nhau [7] hoặc trong nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng tính độc lập của ủy ban kiểm toán gắn liền với các yếu tố kinh tế của Klein (2002), kết quả nghiên cứu thấy rằng tính độc lập của ủy ban kiểm toán tăng lên theo quy mô hội đồng quản trị và tính độc lập của hội đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò kiểm toán độc lập Kinh tế thị trường Thực trạng kiểm toán ở Việt Nam Kiểm toán viên Quản trị doanh nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 352 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 296 0 0 -
Vai trò ứng dụng dịch vụ công của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
4 trang 263 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 248 0 0 -
7 trang 241 3 0
-
Bài giảng Kinh tế vi mô - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
92 trang 237 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 231 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
Nghiên cứu lý thuyết kinh tế: Phần 1
81 trang 222 0 0 -
Tiểu luận ' Dịch vụ Logistics '
18 trang 218 0 0