một định nghĩa thì "đạo đức sinh học" (bioethics) là sự nghiên cứu các lựa chọn đạo đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người đến sự sống. Nó bao hàm sự đánh giá lợi ích và rủi ro có liên quan với sự can thiệp con người, đặc biệt là các công nghệ mới, xem xét sự cân đối giữa quyền tự quản của cá nhân và nhiệm vụ pháp lý. Đạo đức sinh học đòi hỏi phải giá công nghệ một cách kỹ lưỡng, trong đó có đánh giá các tác động xã hội và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo đức sinh học
Đạo đức sinh học
một định nghĩa thì đạo đức sinh học (bioethics) là sự nghiên cứu
các lựa chọn đạo đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người
đến sự sống. Nó bao hàm sự đánh giá lợi ích và rủi ro có liên
quan với sự can thiệp con người, đặc biệt là các công nghệ mới,
xem xét sự cân đối giữa quyền tự quản của cá nhân và nhiệm vụ
pháp lý. Đạo đức sinh học đòi hỏi phải giá công nghệ một cách kỹ
lưỡng, trong đó có đánh giá các tác động xã hội và cá nhân.
Theo một quan niệm khác thì đạo đức sinh học nảy sinh từ một
băn khoăn cơ bản có liên quan đến ảnh hưởng của sự phát triển
của sinh học phân tử đối với tương lai c ủa con người. Thuật ngữ
này có lẽ bắt nguồn ở Mỹ vào những năm 70, khi các kỹ thuật xử
lý gen được vận dụng, cái mà ta gọi là kỹ thuật di truyền. Từ đó
người ta đã đưa ra thuật ngữ đạo đức di truyền học” (genethics)
để chỉ đạo đức học mới cần phải có để giải quyết những mâu
thuẫn khả dĩ giữa di truyền học hiện đại và các giá trị của con
người.
Cùng v ới thời gian, vấn đề này ngày càng trở nên sâu sắc. Trước
những xáo trộn do những tiến bộ của di truyền học, người ta tự
hỏi mình đang tiến tới loại xã hội nào và sự cân bằng mới nào sẽ
được thiết lập trên hành tinh.
Đạo đức sinh học không giới hạn ở sự suy nghĩ về mối quan hệ
giữa khoa học và xã hội. Nó gắn liền với quan hệ giữa con người
và tự nhiên trong tính đa dạng sinh học của nó, kể cả bản chất
của chính con người. Điều đó có lẽ giải thích sự tiến bộ không
ngừng của phong trào đạo đức trên thế giới. Số ủy ban và các
trung tâm nghiên cứu đạo đức ngày càng nhiều. Dù đạo đức sinh
học về cơ bản là đa ngành, nó vẫn được dạy như một môn riêng
trong các trường đại học, phổ thông và cơ sở dạy nghề ở nhiều
nước.
Các chương trình lập bản đồ gen của người, được phát động ở
Mỹ, Châu Âu và Nhật, đều kết hợp với tài trợ riêng phục vụ các
nghiên cứu về chính sách nghiên cứu và sức khỏe, kể cả các
chiến lược công nghiệp. Hiện nay nó hướng vào những người ra
quyết định, công cũng như tư.
Đạo đức sinh học là một cách suy nghĩ về tương lai và giá trị của
chúng ta, đồng thời cũng là một ngôn ngữ. Nó giúp cho giới
chuyên môn đ ối thoại với những người ra quyết định và quần
chúng, cùng quan tâm đến những vấn đề của nhân loại, do tri
thức khoa học, sự hài hòa trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội
và sau hết là sự tồn tại của loài người đặt ra. Cần nhận ra rằng
đạo đức sinh học đã tự khẳng định trong một bối cảnh làm lại
quan niệm toàn diện về một sự tiến bộ mà tự nó có thể là nguồn
phúc lợi. Về mặt này, nó phản ảnh những nỗi lo âu của thời đại
chúng ta. Đ ể minh hoạ cho vấn đề này, bài này sẽ đề cập đến
đạo đức của nhân bản động vật trong đó có người - là v ấn đề mới
nổi lên trong thời gian rất gần đây.
Đạo đức của nhân bản sinh sản
Trước hết ta cần phân biệt hai khái niệm: nhân bản sinh sản
(reproduetive cloning) và nhân bản điều trị (therapeutic cloning).
Nhân bản sinh sản là tạo ra bản sao của sinh vật. Thủ thuật dựa
vào chuyển nhân tế bào, lấy ra từ phôi hoặc cơ thể trưởng thành,
rồi đưa vào một noãn bào nhận đã tách nhân, sau đó cấy phôi
được thụ tinh như vậy vào tử cung vật cái nhận. Còn nhân bản
điều trị, còn được gọi là nhân bản nghiên cứu, cũng giống như
cách làm nói trên, nghĩa là dựa trên việc chuyển nhân vào một
noãn bào, nhưng lần này là nhân của một tế bào thể hình trưởng
thành, do vật cho cung cấp. Nhưng phôi sẽ bị hủy ở giai đoạn
phôi bào để lấy ra các tế bào gốc phôi (tế bào ES) chứ không cấy
vào tử cung. Kỹ thuật này được một số nhà nghiên cứu coi như
thành công nhất xét về mặt y học, vì nó cho phép khả n ăng tự
tương hợp miễn dịch của các mô được sinh ra v ới các mô của vật
cho nhân, đảm bảo kết quả cấy chuyển các mô này. Dưới đây sẽ
chỉ bàn đến nhân bản sinh sản.
Kể từ tháng 02/1997, khi người ta thông báo việc tạo ra động vật
có vú đầu tiên dược nhân bản bằng cách chuyển nhân là con cừu
Dolly nổi tiếng, cộng đồng khoa học đã cố lặp lại ở các loài khác,
đôi khi cũng thành công (chuột, lợn, dê và bò sữa). Không có gì lạ
là vấn đề ứng dụng loại nhân bản sinh sản này cho người đã khơi
ra nhiều cuộc tranh cãi.
Khả năng nhân bản người là một trong những đề tài cơ bản của
khoa học viễn tưởng, và cách đây ít lâu, là nguồn của nhiều mối
lo ngại trong quần chúng rộng rãi cũng như trong c ộng đồng khoa
học. Những nỗi lo sợ này, thường được trình bày một cách mập
m ờ và lan man, thể hiện mối quan tâm sâu sắc đối với các hậu
quả mà nhân bản sinh sản có thể có ở loài người.
Nhân bản, còn được gọi là nhân dòng vô tính, là phương pháp tạo
ra sinh vật bằng chất liệu di truyền của chỉ một vật bà con, có thể
coi như “tổ tiên trực tiếp. Do vậy, sinh vật ra đời từ đó là một bản
sao di truyền của tổ tiên này. Việc thảo luận về đạo đức của nhân
bản sinh sản người bao hàm sự phân biệt nó với tất cả các
phương pháp có thể làm biến đổi tế bào sinh sản của người, vì
bản sao ở đây hầu như y hệt về mặt di truyền vôi tổ tiên trực tiếp
của nó. Nhưng đồng thời cũng cần tránh sai lầm cho rằng nhân
bản tạo ra tí ...