Danh mục

Đạo hiếu và giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 948.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở nền kinh tế tiểu nông, kết cấu làng xã và nền văn hóa bản địa, đạo Hiếu ở Việt Nam được hình thành và có sự thể hiện khá đậm nét. Bài viết trình bày một số nội dung của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đạo hiếu và giáo dục đạo hiếu cho thế hệ trẻ hiện nayVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 257-260ĐẠO HIẾU VÀ GIÁO DỤC ĐẠO HIẾU CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAYNguyễn Thị Lên - Trường Trung cấp Xây dựng Hà NộiNgày nhận bài: 12/03/2018; ngày sửa chữa: 21/03/2018; ngày duyệt đăng: 23/04/2018.Abstract: Based on the small agro-economy, village structure and indigenous culture, filial pietyin Vietnam is formed and expressed profoundly. The article mentions the foundations of filial pietyin Vietnam by exploring the cult of filial piety in traditional society and teaching filial piety toVietnamese young generation today.Keywords: Filial piety, religion, establishment basis.1. Mở đầuĐạo làm người là triết lí nhân sinh, thể hiện thái độ,hành vi mỗi người cần phải thực hiện trong quan hệ ứngxử với người khác. Trong gia đình, đạo cha con yêu cầucha phải thương con, con phải hiếu với cha; đạo vợ chồngyêu cầu vợ chồng phải thuận hòa, chung thủy. Trong bấtkì chế độ xã hội nào, từ gia đình truyền thống đến giađình hiện đại, “Hiếu” luôn được xác định là nết đầu trongtrăm nết, là giá trị hàng đầu của đạo làm người. Bài viếttrình bày một số nội dung về đạo Hiếu và giáo dục đạoHiếu cho thế hệ trẻ hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm “Hiếu”Ở góc độ văn tự, chữ “Hiếu” được cấu thành từ bộ“lão” (viết lược nét, nghĩa là “người cao tuổi”) ở trên vàbộ tử (nghĩa là “con”) ở dưới. Hàm ý tượng hình của chữ“Hiếu” là chỉ hình ảnh một người con cõng cha (mẹ) già.Từ góc độ triết học, Hiếu là một phạm trù đạo đức, thuộcvề một hình thái ý thức xã hội. Do đó, sự hình thành vàphát triển của đạo Hiếu luôn chịu sự quy định của tồn tạixã hội và sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác.Theo Từ điển tiếng Việt, “Hiếu là có lòng kính yêu,hết lòng chăm sóc cha mẹ” [1; 439]. Với nghĩa đó,“Hiếu” được thể hiện ở thái độ, hành vi quan tâm, chămsóc chu đáo của con cái đối với cha mẹ - người đã cócông sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người. TheoHoàng Thúc Lân, đạo Hiếu là một trong những giá trị đạođức căn bản, là tiêu chuẩn và thước đo nhân cách của conngười; là ý thức, tư tưởng, tình cảm và nguyên tắc hànhđộng, ứng xử của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.2.2. Tìm hiểu đạo Hiếu ở Việt NamMỗi người đều được sinh ra bởi cha mẹ, được cha mẹnuôi dưỡng lớn khôn, dạy dỗ nên người. Bởi thế, mỗingười con, từ trong tâm khảm đều yêu kính, biết ơn vàmong muốn được đền đáp công ơn mẹ cha. Công cha,nghĩa mẹ được ví như “núi Thái Sơn”, “nước trongnguồn”. theo đạo lí đó, con cái phải “thờ mẹ”, “kính cha”mới giữ trọn đạo làm con, mới “tròn chữ hiếu”. Như vậy,có thể nói, cơ sở đầu tiên để hình thành đạo Hiếu ở ViệtNam xuất phát từ trong tâm khảm mỗi người con, từ lòngbiết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của con cái đốivới cha mẹ.- Đạo Hiếu ở Việt Nam được hình thành trên cơ sởnền kinh tế bản địa. Về mặt kinh tế, với phương thứccanh tác căn bản là trồng lúa nước, do trình độ còn lạchậu nên quá trình sản xuất phải trông đợi nhiều vào tựnhiên “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa,trông nắng, trông ngày, trông đêm”, mong cho “mưathuận, gió hòa” để có mùa màng bội thu, đảm bảo chocuộc sống no đủ. Trên nền tảng xã hội đó, con người ViệtNam thường có xu hướng đoàn kết, gắn bó với nhau đểchống lại thiên tai, địch họa và một tạo một sức mạnhtinh thần vững chãi. Sự gắn bó thể hiện trước hết ở tìnhcảm giữa các thành viên trong gia đình luôn yêu thương,gắn bó, nương tựa vào nhau “trẻ cậy cha, già cậy con”;thế hệ trước chăm lo, nuôi dạy thế hệ con cháu, thế hệsau nối nghiệp tổ tiên, chăm sóc, phụng dưỡng khi ôngbà, cha mẹ già cả, đau ốm. Trước khi qua đời, ông bà,cha mẹ còn trao truyền tài sản thừa tự cho thế hệ sau. Concái có ruộng vườn để canh tác, nhà cửa để ở là do tổ tiên,ông bà, cha mẹ để lại. Đây là cơ sở hình thành lòng biếtơn và triết lí “hướng về cội nguồn” trong mỗi gia đìnhViệt Nam.Gia đình, dòng họ không tồn tại biệt lập mà tồn tạitrong không gian làng, trong mối quan hệ với nước; vìthế, đạo Hiếu ở Việt Nam không bó hẹp trong quy môgia đình mà mở rộng ra là hiếu với làng, với nước. Trongnhà có gia phong, gia huấn, dòng họ có gia phả,: tronglàng có hương ước, trong nước có luật pháp... đều nhữngquy định rất rõ về trách nhiệm thực hiện đạo Hiếu củacon cháu đối với ông bà, cha mẹ và quê hương đất nước.Mỗi người con, ngoài nghĩa vụ thực hiện chữ Hiếu tronggia đình, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ mà còn phải ýthức rõ về nguồn cội, sống sao cho xứng đáng để làmrạng danh tổ tiên,Trong xã hội Việt Nam xưa, nhà và làng gắn kết hữucơ với nhau, làm tiền đề cho sự tồn tại của nhau trong257Email: lentcxd@gmail.comVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 257-260khung cảnh chung của xã hội nông nghiệp, nông thôn vànông dân. Về mặt xã hội, trong tâm thức của người ViệtNam, mỗi làng đều có Thành hoàng, có lệ làng và hươngước. Con người sống trong mỗi làng xã phải biết ơn vàthờ Thành hoàng làng, ph ...

Tài liệu được xem nhiều: