Danh mục

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 208.55 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này bàn về vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng tôi tập trung xây dựng một số nội dung, giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mớiKỷ yếu hội thảo khoa học 343 ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI PGS.TS Trần Anh Tuấn Nguyên Phó Hiệu trưởng, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Bài viết này bàn về vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáoviên phổ thông đáp ứng yêu cầu giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông mới.Chúng tôi tập trung xây dựng một số nội dung, giải pháp trong đào tạo, bồi dưỡnggiáo viên theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phát triểnphẩm chất, năng lực người học phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới. I. Đặt vấn đề Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trungương Đảng (khóa XI) về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướngxã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014của Quốc Hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Quyếtđịnh số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổimới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngày 26/12/2018, Bộ giáo dụcvà đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGD ĐT về việc ban hành chương trìnhgiáo dục phổ thông (Gọi là Chương trình giáo dục phổ thông mới). Chương trình giáodục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lựcngười học, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thứcphổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức đã học vào đời sống và tự họcsuốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây dựng và phát triểnhài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú;nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đấtnước và nhân loại. Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm: Chương trình tổngthể; Các chương trình môn học và hoạt động giáo dục cấp tiểu học, cấp trung học cơsở, cấp trung học phổ thông và lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông từnăm học 2020 - 2021 đối với lớp 1, năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6, nămhọc 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10... Triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ Nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư qui định tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp của Nhà giáo, Bộ Giáo dục đào tạo ban hành chương trình bồidưỡng Nhà giáo đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũNhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp đápứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông mới vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực và được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành côngsự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và hội nhập quốc tế. Phải bồidưỡng Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, coi trọng tính hiệu quả,344 Kỷ yếu hội thảo khoa họccần làm cho đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ý thức đầy đủ rằng không bồidưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ củaNhà giáo, cán bộ quản lý trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục,đào tạo và hội nhập quốc. Có thể nói chương trình bồi dưỡng Nhà giáo đạt chuẩn chứcdanh nghề nghiệp đã đề cập khá toàn diện kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hànhchính Nhà nước về giáo dục và đào tạo, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, đạo đứcNhà giáo và hội nhập quốc tế trong giáo dục, đào tạo hiện nay. Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 - 2021, ngày20/3/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch số 212/KH-BGDĐT vềviệc tổ chức bồi dưỡng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2019. Kếhoạch nêu rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung và kế hoạch bồi dưỡng khá toàndiện. Tuy nhiên, do trình độ, năng lực của giáo viên hiện nay không đồng đều, vẫn cònnhiều hạn chế, nhiều giáo viên đã quen với kiểu giảng dạy “thầy giảng, trò nghe”,công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề đối với giáo viênchưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đàotạo. Căn cứ vào thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thời gian qua, trong phạm vibài viết này, chúng tôi đề xuất một số nội dung và giải pháp trong công tác đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình giáodục phổ thông mới được triển khai từ năm học 2020 - 2021. II. Nội dung nghiên cứu 1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiện nay Định hướng chung của Ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: