ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC - PHẠM THỊ HẠNH MAI - 3
Số trang: 31
Loại file: pdf
Dung lượng: 738.11 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhu cầu tinh thần, bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội... Hứng thú: là thái độ đặc biệt vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động của một cá nhân đối với đối tượng nào đó. Hứng thú của con người có đặc điểm: – Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của thái độ con người đối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC - PHẠM THỊ HẠNH MAI - 3 + Nhu cầu tinh thần, bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội... Hứng thú: là thái độ đặc biệt vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động của một cá nhân đối với đối tượng nào đó. Hứng thú của con người có đặc điểm: – Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của thái độ con người đối với đối tượng. Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt xúc cảm của con người đối với nội dung của hoạt động. – Hứng thú nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực hoạt động, và do vậy mà hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong động cơ của nhân cách. Lí tưởng: là mục tiêu cao đẹp, là hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. Lí tưởng có đặc điểm sau: – Lí tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể về các điều kiện chủ quan và khách quan để vươn tới lí tưởng, đồng thời chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh mẫu mực của mình. Chính vì thế mà lí tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lí tưởng của mình. (Ước mơ của con người có thể là cơ sở cho sự hình thành lí tưởng cao đẹp sau này). – Lí tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn. Lí tưởng có tính hiện thực vì bao giờ nó cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” có thực trong đời sống. Lí tưởng có tính lãng mạn vì nó là hình ảnh mẫu mực chưa có trong hiện thực, là cái chỉ có thể đạt được trong tương lai. Lí tưởng phản ánh xu thế phát triển của con người. – Lí tưởng có tính lịch sử: vì lí tưởng có tính hiện thực, mà hiện thực bao giờ cũng gắn với điều kiện xã hội lịch sử cụ thể nên lí tưởng có tính lịch sử. Lí tưởng của người nông dân trong xã hội phong kiến khác với lí tưởng của người làm nông nghiệp (nông dân) trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lí tưởng của thanh niên yêu nước thời đất nước còn bị thực dân Pháp đô hộ khác với lí tưởng của thanh niên yêu nước thời nay... – Lí tưởng là sự biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, điều khiển hoạt động và trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân. Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, có tác dụng xác định phương châm hành động của con người. Có những thế giới quan khác nhau, nhưng chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học và tính nhất quán cao. 63 Niềm tin: là sự kết tinh các quan điểm, tri thức, sự rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm trở thành chân lí bền vững trong mỗi cá nhân. Chính vì thế mà người ta nói, chân lí là sản phẩm của thế giới quan. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người. Trong đời sống của con người nếu để mất niềm tin thì sẽ rất nguy hiểm, sự khủng hoảng về niềm tin là sự khủng hoảng đáng sợ nhất. 3.2. Động cơ của nhân cách Nhân cách trong giáo dục là nhân cách đang hình thành (lứa tuổi trẻ em và tuổi vị thành niên) và nhân cách công dân (người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên). Còn động cơ, theo nhà tâm lí học Nga A.N. Leônchiev, là nhu cầu được con người coi là tất yếu (nhận thức là tất yếu), hay là nhu cầu gặp đối tượng. Đối tượng trở thành động cơ đích thực của hoạt động khi con người hướng tới chiếm lĩnh đối tượng đó, hay là đối tượng tạo động lực để con người hoạt động hướng tới nó nhằm chiếm lĩnh nó (chiếm lĩnh đối tượng). Hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng (có thể có một động cơ hoặc nhiều động cơ với những cấp độ khác nhau), nhưng động cơ hoạt động là khái niệm trừu tượng, là cái ẩn tàng, nó có thể thay đổi và cụ thể hoá thành mục đích. Tuy nhiên, một hoạt động nhất định có thể có những động cơ khác nhau, mỗi động cơ này có tác động khác nhau, đôi khi trái ngược nhau và trong trường hợp này con người có sự đấu tranh động cơ. Nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu về động cơ hoạt động của con người, nhưng vẫn chưa có công trình nào làm sáng tỏ được vấn đề này, vì nó là động cơ hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng có thể đề cập đến sự phân loại động cơ hoạt động và vai trò của động cơ hoạt động của con người. Vai trò động cơ hoạt động của con người Động cơ hoạt động của con người một khi được con người ý thức đầy đủ nó trở thành động lực hoạt động, sức mạnh của hoạt động có ý nghĩa, có giá trị xã hội mà thường thì người ta khó có thể hình dung được. Như trên đã nói, động cơ hoạt động của con người là cái gì đó vừa ẩn tàng (“tù mù”) khó nhận dạng, vừa đa dạng biến hoá, nhưng lại có vai trò rất q ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC - PHẠM THỊ HẠNH MAI - 3 + Nhu cầu tinh thần, bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu hoạt động xã hội... Hứng thú: là thái độ đặc biệt vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động của một cá nhân đối với đối tượng nào đó. Hứng thú của con người có đặc điểm: – Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, ở bề rộng và chiều sâu của thái độ con người đối với đối tượng. Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt xúc cảm của con người đối với nội dung của hoạt động. – Hứng thú nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực hoạt động, và do vậy mà hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động. Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong động cơ của nhân cách. Lí tưởng: là mục tiêu cao đẹp, là hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. Lí tưởng có đặc điểm sau: – Lí tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể về các điều kiện chủ quan và khách quan để vươn tới lí tưởng, đồng thời chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh mẫu mực của mình. Chính vì thế mà lí tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lí tưởng của mình. (Ước mơ của con người có thể là cơ sở cho sự hình thành lí tưởng cao đẹp sau này). – Lí tưởng vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn. Lí tưởng có tính hiện thực vì bao giờ nó cũng được xây dựng từ nhiều “chất liệu” có thực trong đời sống. Lí tưởng có tính lãng mạn vì nó là hình ảnh mẫu mực chưa có trong hiện thực, là cái chỉ có thể đạt được trong tương lai. Lí tưởng phản ánh xu thế phát triển của con người. – Lí tưởng có tính lịch sử: vì lí tưởng có tính hiện thực, mà hiện thực bao giờ cũng gắn với điều kiện xã hội lịch sử cụ thể nên lí tưởng có tính lịch sử. Lí tưởng của người nông dân trong xã hội phong kiến khác với lí tưởng của người làm nông nghiệp (nông dân) trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lí tưởng của thanh niên yêu nước thời đất nước còn bị thực dân Pháp đô hộ khác với lí tưởng của thanh niên yêu nước thời nay... – Lí tưởng là sự biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, điều khiển hoạt động và trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân. Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, có tác dụng xác định phương châm hành động của con người. Có những thế giới quan khác nhau, nhưng chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng mang tính khoa học và tính nhất quán cao. 63 Niềm tin: là sự kết tinh các quan điểm, tri thức, sự rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm trở thành chân lí bền vững trong mỗi cá nhân. Chính vì thế mà người ta nói, chân lí là sản phẩm của thế giới quan. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống của con người. Trong đời sống của con người nếu để mất niềm tin thì sẽ rất nguy hiểm, sự khủng hoảng về niềm tin là sự khủng hoảng đáng sợ nhất. 3.2. Động cơ của nhân cách Nhân cách trong giáo dục là nhân cách đang hình thành (lứa tuổi trẻ em và tuổi vị thành niên) và nhân cách công dân (người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên). Còn động cơ, theo nhà tâm lí học Nga A.N. Leônchiev, là nhu cầu được con người coi là tất yếu (nhận thức là tất yếu), hay là nhu cầu gặp đối tượng. Đối tượng trở thành động cơ đích thực của hoạt động khi con người hướng tới chiếm lĩnh đối tượng đó, hay là đối tượng tạo động lực để con người hoạt động hướng tới nó nhằm chiếm lĩnh nó (chiếm lĩnh đối tượng). Hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng (có thể có một động cơ hoặc nhiều động cơ với những cấp độ khác nhau), nhưng động cơ hoạt động là khái niệm trừu tượng, là cái ẩn tàng, nó có thể thay đổi và cụ thể hoá thành mục đích. Tuy nhiên, một hoạt động nhất định có thể có những động cơ khác nhau, mỗi động cơ này có tác động khác nhau, đôi khi trái ngược nhau và trong trường hợp này con người có sự đấu tranh động cơ. Nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu về động cơ hoạt động của con người, nhưng vẫn chưa có công trình nào làm sáng tỏ được vấn đề này, vì nó là động cơ hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng có thể đề cập đến sự phân loại động cơ hoạt động và vai trò của động cơ hoạt động của con người. Vai trò động cơ hoạt động của con người Động cơ hoạt động của con người một khi được con người ý thức đầy đủ nó trở thành động lực hoạt động, sức mạnh của hoạt động có ý nghĩa, có giá trị xã hội mà thường thì người ta khó có thể hình dung được. Như trên đã nói, động cơ hoạt động của con người là cái gì đó vừa ẩn tàng (“tù mù”) khó nhận dạng, vừa đa dạng biến hoá, nhưng lại có vai trò rất q ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức marketing đề cương ôn tập công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 973 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 570 12 0 -
2 trang 516 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 470 0 0 -
52 trang 430 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 313 0 0 -
293 trang 302 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 300 0 0 -
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 297 0 0 -
74 trang 296 0 0