Danh mục

Đào tạo kinh doanh nông nghiệp ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 425.65 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Bài viết này giới thiệu kinh nghiệm đào tạo quản trị kinh doanh nông nghiệp của một số trường đại học trên thế giới và đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo kinh doanh nông nghiệp ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho các trường đại học Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐÀO TẠO KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi* Giới thiệu Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có điều kiện tự nhiên thuận lợicho sản xuất nông nghiệp. Tuy được thiên nhiên ưu đãi nhưng sản xuất nông nghiệpở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nông dân Việt Nam vẫnluôn rơi vào tình trạng “được mùa thì mất giá”, sản xuất và kinh doanh nông nghiệpở Việt Nam vẫn trong tình trạng bấp bênh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vàthị trường một số nước. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có lợi thế của mộtnước nông nghiệp nhiệt đới nhưng do các nhà quản trị trong lĩnh vực nông nghiệpchưa được đào tạo và trang bị các kiến thức cần thiết để lựa chọn cây trồng, vật nuôivà kinh doanh nông sản phù hợp với lợi thế cạnh tranh, chưa chú trọng đến nghiêncứu thị trường, marketing nông sản và bảo quản, chế biến sau thu hoạch nên Việt Namchưa phát huy được hết thế mạnh của nông nghiệp. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, nguyên nhân của tình trạng này có lẽ là dohoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản ở Việt Nam chưa được đầu tư và coi trọngtương xứng với vị trí và vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế. Do đặcđiểm của sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp gắn với mùa vụ, phụ thuộcvào vào điều kiện tự nhiên, gắn với mùa vụ và sinh vật sống nên các nhà quản trị sảnxuất và kinh doanh nông nghiệp cần được đào tạo chuyên sâu, có chương trình đào tạo(CTĐT) riêng khác với CTĐT kinh doanh trong các ngành kinh tế khác. Thực trạngcác doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp như hiện nay cũng là do họ chưa cókiến thức kinh doanh trong lĩnh vực này. Thực tế, các doanh nghiệp phải mò mẫm tíchlũy kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh dẫn đến thất bại và không ít người nản chí. Do vậy, để đạt được lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong sản xuất vàkinh doanh nông sản, chuyển từ sản xuất nông nghiệp theo hướng tự cung tự cấp sangsản xuất hàng hóa, các nhà quản trị doanh nghiệp nông nghiệp cần phải được đàotạo bài bản với các kiến thức cần thiết về lập kế hoạch kinh doanh, quản trị doanhnghiệp, marketing cũng như các kiến thức về quản trị chất lượng sản phẩm, an toàn vệsinh thực phẩm và kinh doanh trong môi trường quốc tế. Bài viết này giới thiệu kinhnghiệm đào tạo quản trị kinh doanh nông nghiệp của một số trường đại học trên thếgiới và đưa ra một số khuyến nghị cho đào tạo kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam.* Trường Đại học Thủy Lợi 25KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘICác CTĐT được nghiên cứu trong bài viết này gồm CTĐT quản trị nông trại của cáctrường như: Đại học Bang Montana (MSU), Colorado (Colorado State University- CSU), Đại học Bang Missuri (Missouri State University - MiSU), Đại học BangLouisiana và Đại học Queensland (Australia). 1. Tình hình đào tạo ngành kinh doanh nông nghiệp tại một trường đại học Tại Đại học Bang Colorado (Colorado State University), ngành Kinh doanh nôngnghiệp được chia thành hai chuyên ngành là: (i) Kinh doanh nông nghiệp mà trọngtâm là Kinh tế nông nghiệp và (ii) Kinh doanh nông nghiệp với trọng tâm là Quản lýtrang trại. Ngoài ra, họ còn đào tạo song ngành kết hợp Kinh doanh nông nghiệp vớimột ngành khác như: Kinh doanh nông nghiệp và Kinh tế nông nghiệp; Kinh doanhnông nghiệp và Quản lý nông trại, trang trại; Kinh doanh nông nghiệp và Giáo dụcnông nghiệp; Kinh doanh nông nghiệp và báo chí; Kinh doanh nông nghiệp và Khoahọc Đất & Cây trồng. Tương tự Đại học Bang Colorado, Đại học Montana cũng đào tạo ngành kinh doanhnông nghiệp với hai ngành là Kinh doanh nông nghiệp trọng tâm là Quản trị kinh doanhnông nghiệp và Kinh doanh nông nghiệp trọng tâm là Quản lý nông trại, trang trại. Đại học Queensland là trường đứng đầu Australia và thứ 25 thế giới về đào tạonông nghiệp và rừng. CTĐT Kinh doanh nông nghiệp của trường gồm CTĐT Kinhdoanh nông nghiệp học trong 3 năm và CTĐT “kép” học trong 4 năm kết hợp Kinhdoanh nông nghiệp với một ngành đào tạo khác như: Kinh doanh nông nghiệp/ Khoahọc về ngựa; Kinh doanh nông nghiệp / Khoa học về động vật hoang dã hoặc Kinhdoanh nông nghiệp / Khoa học nông nghiệp. 2. Về mục tiêu đào tạo Kinh doanh nông nghiệp theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm các hoạt động sảnxuất nông nghiệp, bán và marketing sản phẩm nông nghiệp, mà còn bao gồm các hoạtđộng hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nằm trong chuỗi giá trị của sảnxuất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh vật tư nông nghiệp, dịch vụthú y, cung cấp giống, chế biến và tiêu thụ nông sản,… Trong điều kiện toàn cầu hóa, sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nóiriêng không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi quốc gia mà đã vươn ra để cạnh tranhtrên thị trường thế giới. Trên thị trường, các sản phẩm cạnh tranh với nhau bằng chấtlượng và giá cả. Yêu cầu này đòi hỏi các nhà sản xuất phải biết lựa chọn và quyếtđịnh sản xuất các loại cây trồng vật nuôi phù hợp với lợi thế cạnh tranh để cung cấp rathị trường các sản phẩm chất lượng tốt với chi phí thấp. Mục tiêu đào tạo kinh doanhnông nghiệp của các trường đại học đều tập trung vào trang bị các kiến thức và kỹ26 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: