Danh mục

Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình" đã khái quát những vấn đề lý thuyết chung về chất lượng nhân lực du lịch và vấn đề đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Phân tích, chỉ rõ một số thực trạng trong công tác đào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua; Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH ThS. Vũ Lan Hương Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn, trong thời gian qua, ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch tỉnh Hòa Bìnhnói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu lànâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0bùng nổ, đòi hỏi nhân lực du lịch phải đáp ứng những yêu cầu mới. Bài viết đã khái quát những vấn đề lý thuyết chung về chất lượng nhân lực du lịch và vấn đềđào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Phân tích, chỉ rõ một số thực trạng trong công tácđào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian vừa qua; Đồng thời đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.Từ khóa: Chất lượng nhân lực du lịch, du lịch Hòa Bình, đào tạo nhân lựcĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) dựa trên phát minh của nhiều ngànhcông nghệ cao (như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, in 3D, thực tế ảo, công nghệ tế bào,...) nhằm 254làm cho các quá trình sản xuất và dịch vụ thông minh hơn, hiệu quả hơn, tiến đến tự động hóa hoàntoàn mà không cần có sự tham gia của con người. Cuộc cách mạnh này tuy mới bắt đầu (từ đầu thếkỉ XXI) nhưng đã và đang làm thay đổi sâu sắc và toàn diện đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, du lịch có vị trí ngày càng quan trọng đối với kinh tế thế giới. Nhiều quốc giatrong đó có Việt Nam, đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước mình.Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhiều lĩnh vực du lịch mới ra đời (như du lịchtrực tuyến, du lịch thông minh, du lịch 4.0) đem lại hiệu quả vượt trội so với trước đây. Điều nàycũng đòi hỏi cần phải có những thay đổi căn bản và nâng cao chất lượng đối với đội ngũ lao độngtrực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động cung ứng du lịch ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh HòaBình nói riêng.1. TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BÀI VIẾT Bàn về đào tạo nhân lực nói chung, đã có rất nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu, chẳng hạnnhư ―Quản trị nguồn nhân lực‖ của tác giả PGS.TS. Trần Thị Kim Dung (Nxb Tài chính - 2018),Giáo trình ―Quản trị nhân lực căn bản‖ của tác giả Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (NxbThống kê - 2016), ―Quản trị nguồn nhân lực - tập 2‖ (sách dịch) do Hương Huy biên dịch (NxbGiao thông Vận tải - 2008). Những cuốn sách và giáo trình này làm rõ vai trò, ý nghĩa của công tácđào tạo nhân lực cũng như cung cấp cơ sở lý luận về công tác đào tạo nhân lực nói chung. Bàn về đào tạo nhân lực du lịch có những công trình nghiên cứu như các bài viết trong Kỷyếu Hội thảo quốc gia lần thứ 2 ―Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội‖ của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch (2010), các bài viết trong Hội thảo khoa học toàn quốc ―Đào tạo du lịch theođịnh hướng nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị‖ của Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch (2017), Sách ―Quản trị nguồn nhân lực ngành khách sạn‖ của tác giả Lưu Trọng Tuấn(chủ biên, Nxb Lao động Xã hội - 2014), bài viết ―Liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch TâyBắc‖ của PGS.TS. Lê Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Du lịch (2016),… Các công trình nghiên cứu nàyđem lại những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch theo quanđiểm của từng tác giả. Liên quan đến hoạt động đào tạo nhân lực tại tỉnh Hòa Bình, hiện mới chỉ có những bài viếtmang tính thông tin, thông báo về các hoạt động đào tạo du lịch tại địa phương, chưa có công trìnhnào nghiên cứu tổng quát hoạt động đào tạo nhân lực du lịch của tỉnh. Chính vì vậy, tác giả đã lựachọn chủ đề này cho bài viết với mục đích tìm hiểu để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng công tác đào tạo nhân lực du lịch tại tỉnh Hòa Bình, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt độngkinh doanh du lịch tại địa phương, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích cácvấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo nhân lực của ngành du lịch nói chung vàcủa tỉnh Hòa Bình nói riêng. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn như SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình,…2. LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG NHÂN LỰC DU LỊCH VÀ ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤTLƢỢNG DU LỊCH ĐỊA PHƢƠNG2.1. Nhân lực du lịch Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): ―Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động củanhững người du hành, tạm trú, trong mụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: