Danh mục

Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.99 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay" làm rõ nhu cầu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; đánh giá khái quát thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó nêu ra những bất cập về đào tạo nhân lực so với yêu cầu; đồng thời, đề xuất một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; góp phần định hướng phát triển và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Tú Trường Đại học Thương mạiTÓM TẮT Nhân lực du lịch là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển du lịch của mỗi vùng, mỗiquốc gia. Cùng với xu thế phát triển ngành du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập đã đặt ra yêucầu về phát triển nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài viết làmrõ nhu cầu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; đánh giá khái quát thực trạng đào tạo nguồnnhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó nêu ra những bất cập về đào tạo nhân lực so vớiyêu cầu; đồng thời, đề xuất một số giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; gópphần định hướng phát triển và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao ở Việt Nam.Từ khóa: Chất lượng cao, nhân lực du lịch, đào tạo1. YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC DU LỊCH CHẤT LƢỢNG CAO Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sựphát triển của nền kinh tế thế giới. Hiện nay, du lịch chiếm vị trí hàng đầu trong thương mại toàncầu, được coi là ngành xuất khẩu và tạo việc làm lớn nhất thế giới. Để thực hiện mục tiêu đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triểnbền vững và góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi cần phải có những chínhsách đột phá, các giải pháp tổng thể, phải tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc, để khơi thông,tạo điều kiện cho ngành du lịch có những bước phát triển mới. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực,đặc biệt nhân lực chất lượng cao đang là thách thức lớn đối với du lịch Việt Nam hiện nay và trongnhững năm sắp tới. Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đó là đội ngũ những người lao động có trí tuệ cao,có trình độ tay nghề giỏi, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức và kỹnăng hiện đại, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu mới của ngành du lịch để hội nhập thành côngvới ngành du lịch của các nước trên thế giới. Các cơ sở đào tạo cần nhận thức sâu sắc yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của quátrình hội nhập là phải có đủ năng lực thực hiện một bộ phận đặc biệt là những người có học trình độchuyên môn, nghiệp vụ cao (từ cao đẳng trở lên), đủ năng lực đảm nhiệm chức danh quản lý nhànước về du lịch, quản trị doanh nghiệp và lao động lành nghề, làm việc trong các lĩnh vực của dulịch và công việc liên quan đến du lịch. Họ sẽ là những người nòng cốt tham mưu, hoạch định kếhoạch hướng dẫn, tổ chức trong xây dựng chiến lược, chính sách phát triển; gắn kết lý luận và thựctiễn; là những người sáng tạo trong xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng cao đáp ứng nhu cầu củathị trường khách du lịch; duy trì sự phát triển bền vững du lịch. Yêu cầu phát triển nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế là nhiệmvụ đặt ra khi ngành du lịch được trao vị trí quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành kinh tếmũi nhọn trong cơ cấu hệ thống kinh tế quốc dân. Yêu cầu từ nhu cầu của các doanh nghiệp: Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch(ITDR) cũng chỉ ra, với tốc độ tăng trưởng 7%/năm trong giai đoạn 2016-2020, ước tính nhu cầunhân lực của ngành du lịch sẽ tăng lên khoảng 870.000 lao động. Dự báo đến năm 2020, cả nướccần khoảng 2,5 triệu lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đó là chưa kể đếnsố lượng lớn lao động cung cấp cho loại hình du lịch tàu biển. Khoảng gần 3 năm kể từ khi Nghịquyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (ngày16/01/2017) đi vào cuộc sống, ngành Du Việt Nam có nhiều thế mạnh với nhiều địa danh du lịchnổi tiếng, Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách đặc thù trong việc đào tạo nhân lực chấtlượng cao ngành Du lịch. Tuy nhiên, thực tế vẫn trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu về số lượng,yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới của nềnkinh tế đất nước và hội nhập toàn cầu. 193 Yêu cầu từ các cơ sở đào tạo: Theo Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), mỗi năm toàn ngànhcần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Điều này đặt ranhiều thách thức cho hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đặc biệt là quá trình đào tạonhân lực du lịch hướng đến chất lượng cao. Yêu cầu từ hội nhập kinh tế quốc tế: Từ cuối năm 2015, các quốc gia 10 nước thành viênASEAN đã ký tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tếvà văn hóa - xã hội. Hội nhập trong Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột đòi hỏi phải có nguồnnhân lực chất lượng cao (có kiến thức đầy đủ, có kỹ năng thành thạo và có đạo đức thái độ nghềnghiệp mang đậm bản sắc dân tộc và phù hợp chuẩn mực chung) mới có thể trụ vững và phát triển.Lĩnh vực du lịch được các quốc gia thành viên ASEAN xem là lĩnh vực ưu tiên trong hội nhập vàxây dựng, thể hiện cụ thể trong Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN vàChiến lược phát triển du lịch ASEAN. Hội nhập đồng nghĩa với việc du lịch Việt Nam và các dịchvụ của nó phải đứng trong một quỹ đạo tiêu chuẩn quốc tế và có sự tranh đua cũng như nhu cầungày càng tăng về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực du lịch chất lượng cao được thừa nhận rộng rãitrong khu vực. Để có thể di chuyển và tìm được việc làm ở các quốc gia ASEAN, bắt buộc cácnước trong cộng đồng ASEAN phải tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế, dẫn đếnsự cạnh tranh gay gắt của thị trường lao động ngành du lịch. Đây là một cơ hội rất lớ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: