Danh mục

Đào tạo nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.76 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn nhân lực logistics, một yếu tố quan trọng của hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics trong môi trường cạnh tranh. Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" đề cập khái quát thực trạng đào tạo và một số vấn đề đặt ra trong triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TS. Đặng Thị Thúy Hồng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân TS. Hoàng La Phương Hiền Trường ĐH Kinh tế-Đại học Huế Nguồn nhân lực logistics, một yếu tố quan trọng của hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics trong môi trường cạnh tranh. Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực logistics tại các địa phương đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng, công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực logistics còn rất hạn chế ở tất cả các cấp. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin đề cập khái quát thực trạng đào tạo và một số vấn đề đặt ra trong triển nguồn nhân lực logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ khóa: Logistics, hệ thống logistics, nhân sự logistics, nguồn nhân lực logistics, đào tạo nguồn nhân lực logistics. I. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực logistics Chất lượng nguồn nhân lực logistics hiện vẫn là bài toán lớn cho đối với ngành logistics. Trên thực tế, nguồn nhân lực logistics của nước ta vẫn còn đang gặp phải nhiều mặt hạn chế do chưa có nhiều sự quan tâm trong đào tạo. Ngành logistics vẫn còn khá mới trong đào tạo dù Việt Nam là một trong những nước có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nhân lực logistics khi mà nguồn nhân lực trong vùng khá dồi dào và vốn thông minh, nhanh nhẹn lại có truyền thống hiếu học, cần cù, chăm chỉ. Là một lĩnh vực mang tính liên ngành ,chuyên nghiệp cao,có tính quốc tế , nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực này cần được đào tạo một cách có hệ thống và phải được trang bị đầy đủ kiến thức. Nhưng trên thực tế, vấn đề nguồn nhân lực thiếu và yếu là một trong những “nút thắt cổ chai” cản trở sự phát triển và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực logistics hiện nay chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học kinh tế và ngoại thương, các môn học về logistics mới được phát triển nên còn chung chung ,chưa có nghiệp vụ chuyên sâu… Ngoài ra, nhân sự làm việc trong lĩnh vực logistics phần lớn còn thiếu cả kiến thức về ngoại ngữ và thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế… trong khi logistics lại là lĩnh vực kinh tế kỹ thuật tổng hợp có tính quốc tế cao nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống logistics quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .Thưc tế hiện nay khi khảo tình hình nguồn nhân lực logistics của vùng KTTĐMT cho thấy rõ bức tranh này,điểm bình quân về ngoại ngữ và tin học chỉ 2,6/5 ( hình 4) 237 Hình 4. Đánh giá của các doanh nghiệp về nguồn nhân lực logistics hiện nay tại vùng KTTĐ miềng Trung Nguồn: Kết quả khảo sát hệ thống logistics vùng KTTĐMT, đề tài cấp nhà nước MÃ SỐ KX01.29/16-20 Vì lẽ đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cũng như những thách thức mà ngành logistics đang gặp phải về nguồn nhân lực logistics ở cả khía cạnh số lượng và chất lượng mà trong thời gian vừa qua, Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics. Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng là một trong những giải pháp quan trọng để hóa giải khó khăn này. Các cơ sở đào tạo, các hiệp hội đã và đang mở nhiều khóa học ngắn hạn, dài hạn với nhiều hình thức đào tạo đa dạng như chính quy, tại chức, đào tạo tại doanh nghiệp... để góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự phát triển logistics. Nước ta hiện nay có 3 hình thức đào tạo logistics: tại các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học và nghề, tại các hiệp hội, và tại chính các doanh nghiệp. Cụ thể: (i) Hoạt động đào tạo tại các cơ sở đào tạo bậc đại học/sau đại học Hoạt động đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp logistics hoặc các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến logistics đã có từ cách đây rất nhiều năm. Bắt đầu từ những năm của thập kỷ 70 – 80 của thế kỷ này, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã tiến hành đào tạo nhiều ngành/chuyên ngành trực tiếp hoặc gián có liên quan đến logistics và chuỗi cung ứng như Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh (Quản trị logistics và vận tải đa phương thức); Đại học Rmit Việt Nam (Quản trị chuỗi cung ứng và logistics); Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh 238 (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng),Đại học kinh tế quốc dân (kinh tế cung ứng,logistics),Đại học Hằn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: