Danh mục

Đào tạo pháp luật kinh doanh trong bối cảnh hội nhập nhìn từ thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 445.15 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc định hướng đào tạo luật kinh doanh ở Đại học Ngoại thương từ khi thành lập trường; Thực tiễn triển khai đào tạo luật kinh doanh ở Đại học Ngoại thương. Trên hết, đối với chương trình đào tạo cử nhân thì sinh viên chính là đối tượng được thụ hưởng, là đối tượng trải nghiệm thực tế, là sản phẩm của một quá trình đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo pháp luật kinh doanh trong bối cảnh hội nhập nhìn từ thực tiễn tại trường Đại học Ngoại thương KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 2. ĐÀO TẠO PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP NHÌN TỪ THỰC TIỄN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TS. Hà Công Anh Bảo(*) MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, Việt Nam đang tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, gia nhập nhiều tổ chức khu vực và toàn cầu, mà nổi bật là việc gia nhập WTO vào năm 2007. Quá trình hội nhập vẫn sẽ được tiếp tục trong thời gian tới, khi mà Việt Nam đang tích cực đàm phán các hiệp định thương mại quan trọng. Cùng với quá trình hội nhập, nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng về số lượng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng. Một mặt, nhu cầu tăng do có sự gia tăng về số lượng và mức độ phức tạp trong các giao dịch của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt  Nam. Mặt khác, nhu cầu cũng đến từ nhiều doanh nghiệp trong nước, do có sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp trong nước, và sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức chung về vai trò của luật sư và sự cần thiết của dịch vụ pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Nhận thức được vai trò quan trọng của luật sư, trong Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã phê (*) Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Email: baohca@ftu.edu.vn 23 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP duyệt với mục tiêu có “12.000 luật sư tính đến 2015” hay “có 18.000 đến 20.000 luật sư vào năm 2020, tỷ lệ số luật sư trên số dân đạt khoảng 1/4.500”. Trường Đại học Ngoại thương được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh và đào tạo sinh viên ngành Luật (theo Quyết định số 2730/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 01/07/2011). Việc triển khai đào tạo ngành Luật của trường Đại học Ngoại thương là phù hợp với xu thế phát triển đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực của nhà trường. Là một trường trước kia được trao nhiệm vụ đào tạo cho các cán bộ ngoại thương của đất nước, sau giải phóng, Đại học Ngoại thương đã từng bước thay đổi khi các ngành đào tạo khác cũng được triển khai như: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kinh tế quốc tế... Tuy vậy, việc triển khai đào tào tạo ngành Luật sẽ là thách thức mới cho nhà trường vì đây là một mã ngành hoàn toàn mới so với các ngành khác mà nhà trường đang đào tạo. 1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO LUẬT KINH DOANH Ở ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TỪ KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG Là một trường được giao nhiệm vụ đào tạo các cán bộ cho ngành ngoại thương, vì vậy, ngay từ khi thành lập (năm 1960), Bộ môn Luật đã được giao nhiệm vụ tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước theo các chủ đề gắn pháp luật với nghiệp vụ, gắn kỹ năng xuất nhập khẩu với kỹ năng soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp… Trong giai đoạn này, 02 môn học đã được đưa vào chương trình đào tạo cho toàn trường là: Pháp lý đại cương và Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong năm 2001, Đại học Ngoại thương có bước đi đột phá trong việc đào tạo Pháp luật kinh doanh quốc tế, khi tiến hành liên kết đào tạo chương trình thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế với Đại học Tour của Pháp. Đây là chương trình đào tạo liên kết thạc sĩ Luật kinh doanh quốc tế có thể xem như đầu tiên ở Việt Nam tại thời điểm lúc bấy giờ. Năm 2004, trước nhu cầu thực tiễn của đất nước và thị trường đào tạo cử nhân Luật tại Việt Nam, Đại học Ngoại thương đã mở chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế thuộc ngành Quản trị kinh doanh. Bộ môn Luật đã phát triển thêm và đảm nhận 16 môn học thuộc khoa học pháp lý không chỉ cho riêng sinh viên chuyên ngành Luật mà còn cho các ngành khác như: Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Tài chính quốc tế… Đối với riêng chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế, vì thuộc 24 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ngành Quản trị kinh doanh do đó chương trình đào tạo chỉ bao gồm 14 môn pháp luật trên tổng số 58 môn học, trong đó có 8 môn luật là bắt buộc và 6 môn tự chọn. Như vậy, mục tiêu đào tạo Luật Kinh doanh quốc tế đã được hình thành ở Đại học Ngoại thương với vị trí từ một môn học cho các cán bộ ngoại thương, cho đến một chuyên ngành đào tạo và một chương trình thạc sĩ liên kết. Sau khi chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các tiết học lý thuyết được giảm bớt, một mặt đòi hỏi sự chủ động tự nghiên cứu của sinh viên, nhưng cũng làm cho các giảng viên khó có thể truyền tải hết kiến thức chuyên sâu của pháp luật. Vì vậy, phần lớn các sinh viên mới chỉ được trang bị những hiểu biết căn bản nhất về một số pháp luật liên quan trực tiếp nhất tới kinh tế, tuy có được tư duy của “con nhà luật”, nhưng vẫn chưa đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực hành nghề luật. Đến năm 2011, Đại học Ngoại thương chính thức mở thêm ngành Luật, chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế với mục tiêu là đào tạo cử nhân ngành Luật chuyên ngành Pháp Luật Thương mại quốc tế, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có tư duy tổng hợp về pháp luật, ngoại ngữ giỏi. 2. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO LUẬT KINH DOANH Ở ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG - Công tác tuyển sinh: Ngay từ khi mới thành lập ngành, Đại học Ngoại thương đã rất chú ý tới công tác tuyển sinh với chỉ tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: