Danh mục

Đào tạo theo học chế tín chỉ điều kiện để người dân được học tập suốt đời

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.06 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này đề cập đến một vấn đề có giá trị bao trùm của đào tạo đại học theo học chế tín chỉ đó là tạo điều kiện để người dân không giới hạn tuổi tác có điều kiện học tập suốt đời… tạo điều kiện một sự phổ cập giáo dục đại học trong tương lai gần của nền giáo dục Việt Nam. Chỉ có giáo dục đại học mới có thể trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển đất nước về mọi mặt, tận dụng những lợi ích của toàn cầu hóa mà không phải tốn nhiều công sức trong quá trình phát minh nhiều tốn kém nhằm tạo bước nhảy vọt để phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo theo học chế tín chỉ điều kiện để người dân được học tập suốt đời ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI DÂN ĐƯỢC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI PGS-TS Võ Xuân Đàn Trường Đại Học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh Đào tạo theo học chế tín chỉ có lịch sử phát triển hàng trăm năm xuấtphát từ đại học Harvard và sau đó phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước Mỹđến đầu thế kỷ XX mở rộng ra Bắc Mỹ và toàn cầu. Sau 13 năm thực hiện môhình đào tạo mới này (1872-1885) lúc bấy giờ hiệu trưởng trường đại họcHarvard là Charles Elliot đã nêu ra những ưu điểm của hệ thống tín chỉ trongđào tạo đại học như sau: Tất cả mọi thứ trong chương trình đào tạo được quyđịnh đều là cần thiết và cơ bản từ đầu đến cuối… không thể thực hiện cái gìkhác. Ngoài những gì đã được quy định, không một giáo sư nào dù tha thiết vớichuyên môn và nhiệt tình đến đâu có thể có những học trò xuất sắc, không cógiáo sư hoặc sinh viên nào dù đầy tiềm năng và khao khát tri thức đến đâu cóthể đạt được những thành tựu nghiêm túc trong bộ môn của mình. Trong hệthống tự chọn, phần lớn sinh viên có thể dùng quyền tự do của mình để theođuổi những bộ môn mà mình quan tâm và có được một bằng cấp phù hợp.Năng lực tập trung này có được nhờ sự phát triển chuyên sâu vào một lĩnh vựchẹp, và kết quả là trình độ kiến thức sẽ được nâng cao. 7 Từ những ưu điểm ban đầu ấy qua quá trình áp dụng, cải tiến, nâng caocủa mô hình đào tạo đại học hiện đại này đã trở thành vấn đề của toàn cầutrong lĩnh vực giáo dục đại học – cao đẳng. Nò như một cuộc cách mạng màgiá trị thực tiễn của nó ngày càng thích ứng với sự phát triển của xã hội hiệnđại, của khoa học – công nghệ, của những vấn đề giáo dục toàn cầu. Đào tạo theo học chỉ tín chỉ với việc không ngừng đổi mới phươngpháp dạy và học hoàn toàn phù hợp với những vấn đề quan trọng và nội dunggiáo dục trong thế kỷ XXI của Ủy ban quốc tế chuẩn bị giáo dục đi vào thế kỷXXI thuộc UNESCO đã đề ra tập trung vào 7 vấn đề và bốn trụ cột mà chúngta đã biết: Bảy vấn đề đó là: 1- Quan hệ giữa toàn cầu và địa phương.7 Nguồn Giáo dục Quốc tế số 2, năm 2006- Tài liệu tham khảo – Viện Nghiên cứu giáo dục –ĐHSP TP.HCM. 179 2- Quan hệ giữa toàn cầu và cá thể. 3- Quan hệ giữa lâu dài và trước mắt. 4- Quan hệ giữa cạnh tranh và bình đẳng. 5- Quan hệ giữa khối lượng tri thức ngày càng tăng nhanh với khả năng tiếp thu của con người. 6- Quan hệ giữa tinh thần và vật chất. 7- Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại và bốn trụ cột của giáo dụclà: - Học để biết. - Học để làm. - Học để tự khẳng định mình. Vấn đề cốt lõi của bốn trụ cột của giáo dục toàn cầu cũng như của mỗiquốc gia là vấn đề chất lượng. Tại phiên họp 166 của Ủy ban điều hànhUNESCO ngày 4 tháng 4 năm 2003 cũng đã xem xét năm khía cạnh được coilà quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục: 1- Giáo dục để phát triển bền vững. 2- Giáo dục hòa bình và quyền con người. 3- Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS. 4- Sữa đổi chương trình – Giáo trình. 5- Đào tạo giáo viên. Các nhà giáo dục Việt Nam đã nhận thức một cách sâu sắc những tinhthần và giá trị mà tổ chức UNESCO đã đưa ra về giáo dục và đào tạo và đangtìm cơ hội để học hỏi, phát triển lĩnh vực giáo dục của quốc gia Việt Nam trongbối cảnh toàn cầu hóa. Riêng trong lĩnh vực giáo dục đại học đã xuất hiện nhiều vấn đề mớimang tính toàn cầu: tư duy giáo dục được đổi mới, tiếp cận được với trình độgiáo dục của khu vực và thế giới, đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập chomọi người, tạo được điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời,chương trình, nội dung giáo dục, đào tạo tiếp cận được với khu vực và quốc tế.Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Namcũng đã khẳng định: Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyểnbiến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, xúc tiến xây dựng một số trường đại học 180của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước… tăngcường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, từng bước xây dựng nền giáo dụchiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 8 Giáo dục đại học Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷXXI đã chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng. Việc mở rộnggiáo dục đại học này bắt nguồn từ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản ViệtNam, từ sự chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa.Từ đó giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước hai áp lực: sự bùng nổ về sốlượng và yêu cầu về chất lượng. Để giải quyết mâu thuẫn này, con đường tốtnhất là sự chuyển đổi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: