Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 429.32 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bài viết cũng đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng 618 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Lê Đức Thọ, CN. Cao Thị Hồng Thêu Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bài viết cũng đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thành phố Đà Nẵng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đà Nẵng là đô thị loại 1 cấp quốc gia, là động lực của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do đó, Đà Nẵng đòi hỏi phải có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm những con người ham học hỏi, có đức, có tài, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nhìn tổng thể, nguồn nhân lực của Đà Nẵng hiện nay mặc dù trình độ được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa trở thành động lực thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng để từ đó định hướng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực quốc gia, là nguồn nhân lực đáp ứng đồng thời các tiêu chí về chất lượng cao và trình độ cao - đó là nguồn lực con người được đào tạo và sử dụng có chất lượng và hiệu quả cao với tổng hợp các phẩm chất về nhân cách (tâm lực), tri thức sáng tạo (trí lực), năng lực thực hành (kỹ lực) và thể lực. 619 Đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực chất lượng cao của một quốc gia gồm: số lượng nhân lực; chất lượng nhân lực; cơ cấu nhân lực (cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền); mức độ đáp ứng (và hiệu quả) đối với yêu cầu phát triển của đất nước. Những tiêu chí cơ bản của nhân lực chất lượng cao có thể khái quát như sau: văn hoá, văn hoá nghề nghiệp, đạo đức, nhân cách, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tri thức chuyên môn; năng lực thực hành; kỹ năng mềm. Nguồn nhân lực chất lượng cao luôn có sự vận động và phát triển trong mối quan hệ với sử dụng và đối sánh với yêu cầu phát triển mới. Đối với cá nhân (người lao động) với tư cách là nhân lực chất lượng cao khi có tổng hợp hữu cơ những tiêu chí cơ bản nêu trên của nhân lực: văn hoá, đạo đức, nhân cách cao; năng lực tri thức chuyên môn cao; năng lực tư duy sáng tạo cao; năng lực thực hành cao; kỹ năng mềm phong phú, hiệu quả. Còn đối với một đơn vị, ngành, lĩnh vực hay quốc gia, thì nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ bao gồm những cá nhân người lao động chất lượng cao, mà còn phải được thể hiện ở sự hợp lý, hiệu quả về số lượng nhân lực chất lượng cao, về chất lượng nhân lực chất lượng cao, về cơ cấu nhân lực hợp lý (cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền), về mức độ đáp ứng (và hiệu quả sử dụng) nhân lực đối với yêu cầu phát triển của đơn vị, ngành, hay của cả đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trình độ cao phải kết hợp có hiệu quả giữa từng bước nâng cao chất lượng chung của hệ thống giáo dục - đào tạo với đào tạo có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức trong mỗi giai đoạn. 2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Chủ trương về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng Chủ trương đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được lãnh đạo Thành phố quan tâm từ rất sớm, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngay sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách lớn mang tính đột phá nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố thông qua nhiều đề án quan trọng, nhiều giải pháp mới mẻ. Ngay sau khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xuất phát từ nhu cầu cán bộ, công chức cho một thành phố mới, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động số 01/CTr-TU ngày 15.12.1997 620 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; từ chủ trương này, UBND thành phố đã có Công văn số 93/CV-UB ngày 17.01.1998 về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, khá chưa có việc làm. Với chủ trương này, thành phố đã thu hút được nguồn cán bộ trẻ, từ năm 1998 đến năm 2000, thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác về các sở, ban, ngành và UBND các quận huyện 108 sinh viên tốt nghiệp khá giỏi (trong đó còn 88 trường hợp vẫn tiếp tục công tác đến nay). Với kế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Đà Nẵng 618 ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Lê Đức Thọ, CN. Cao Thị Hồng Thêu Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng TÓM TẮT Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp nghiên cứu về thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bài viết cũng đề xuất một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thành phố Đà Nẵng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đà Nẵng là đô thị loại 1 cấp quốc gia, là động lực của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do đó, Đà Nẵng đòi hỏi phải có đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, gồm những con người ham học hỏi, có đức, có tài, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về kiến thức văn hóa, được đào tạo thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Nhìn tổng thể, nguồn nhân lực của Đà Nẵng hiện nay mặc dù trình độ được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa trở thành động lực thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng để từ đó định hướng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực quốc gia, là nguồn nhân lực đáp ứng đồng thời các tiêu chí về chất lượng cao và trình độ cao - đó là nguồn lực con người được đào tạo và sử dụng có chất lượng và hiệu quả cao với tổng hợp các phẩm chất về nhân cách (tâm lực), tri thức sáng tạo (trí lực), năng lực thực hành (kỹ lực) và thể lực. 619 Đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực chất lượng cao của một quốc gia gồm: số lượng nhân lực; chất lượng nhân lực; cơ cấu nhân lực (cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền); mức độ đáp ứng (và hiệu quả) đối với yêu cầu phát triển của đất nước. Những tiêu chí cơ bản của nhân lực chất lượng cao có thể khái quát như sau: văn hoá, văn hoá nghề nghiệp, đạo đức, nhân cách, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tri thức chuyên môn; năng lực thực hành; kỹ năng mềm. Nguồn nhân lực chất lượng cao luôn có sự vận động và phát triển trong mối quan hệ với sử dụng và đối sánh với yêu cầu phát triển mới. Đối với cá nhân (người lao động) với tư cách là nhân lực chất lượng cao khi có tổng hợp hữu cơ những tiêu chí cơ bản nêu trên của nhân lực: văn hoá, đạo đức, nhân cách cao; năng lực tri thức chuyên môn cao; năng lực tư duy sáng tạo cao; năng lực thực hành cao; kỹ năng mềm phong phú, hiệu quả. Còn đối với một đơn vị, ngành, lĩnh vực hay quốc gia, thì nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ bao gồm những cá nhân người lao động chất lượng cao, mà còn phải được thể hiện ở sự hợp lý, hiệu quả về số lượng nhân lực chất lượng cao, về chất lượng nhân lực chất lượng cao, về cơ cấu nhân lực hợp lý (cơ cấu trình độ, ngành nghề, vùng miền), về mức độ đáp ứng (và hiệu quả sử dụng) nhân lực đối với yêu cầu phát triển của đơn vị, ngành, hay của cả đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trình độ cao phải kết hợp có hiệu quả giữa từng bước nâng cao chất lượng chung của hệ thống giáo dục - đào tạo với đào tạo có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức trong mỗi giai đoạn. 2.2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Chủ trương về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng Chủ trương đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được lãnh đạo Thành phố quan tâm từ rất sớm, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngay sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách lớn mang tính đột phá nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố thông qua nhiều đề án quan trọng, nhiều giải pháp mới mẻ. Ngay sau khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xuất phát từ nhu cầu cán bộ, công chức cho một thành phố mới, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình hành động số 01/CTr-TU ngày 15.12.1997 620 của Thành ủy Đà Nẵng thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; từ chủ trương này, UBND thành phố đã có Công văn số 93/CV-UB ngày 17.01.1998 về việc tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, khá chưa có việc làm. Với chủ trương này, thành phố đã thu hút được nguồn cán bộ trẻ, từ năm 1998 đến năm 2000, thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác về các sở, ban, ngành và UBND các quận huyện 108 sinh viên tốt nghiệp khá giỏi (trong đó còn 88 trường hợp vẫn tiếp tục công tác đến nay). Với kế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế số Nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Kinh tế tri thức Đổi mới hệ thống giáo dục đào tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 315 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 307 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 230 1 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 215 0 0 -
5 trang 198 0 0
-
4 trang 177 0 0
-
48 trang 150 0 0
-
9 trang 133 0 0
-
1032 trang 91 0 0