Một số giải pháp tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN… MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ GẮN KẾT GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÀ DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Nguyễn Thị Ngân Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM TÓM TẮT Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ đã tạo ra sự thay đổi hàng loạt về công nghệ, về quản trị, dẫn đến sự ra đời của nhiều ngành nghề mới. Áp lực về mặt đào tạo để cung cấp cho thị trường nguồn lao động chất lượng cao, phù hợp với không gian làm việc trong tương lai, thích ứng với môi trường làm việc trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các trường và doanh nghiệp phải tư duy lại mô hình cũng như chiến lược phát triển của mình. Liên kết và liên kết dài lâu giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã và đang là một trong những giải pháp vượt trội để tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh mới. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong thời gian qua, những thành tựu đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại; từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng để tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Từ khóa: nhà trường, doanh nghiệp, mối liên kết giữa cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động, cơ cấu lao động cũng như đặt ra thách thức cho thị trường lao động Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho hệ thống giáo dục Việt Nam; trong đó, đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn thông qua phát triển các mô hình đào tạo gắn kết giữa cơ sở giáo dục (nhà trường) với doanh nghiệp được xem là yêu cầu quan trọng, cốt lõi được đặt ra. Trong liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà trường với trách nhiệm là đơn vị chủ trì trong thực hiện nội dung đào tạo, chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng đào tạo và là cầu nối giữa sinh viên với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động. Trong khi đó, doanh nghiệp – với tư cách là đơn vị hỗ trợ cho quá trình đào tạo, tham gia tư vấn, thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo, cung cấp cơ sở thực tập cho sinh viên, tài trợ, hỗ trợ, chia sẻ các nguồn lực chung về cơ sở vật chất, tài chính cho nhà trường và là đơn vị sử dụng nguồn lao động mà phía nhà trường đào tạo ra. 228 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi. Từ mối liên kết này, các trường học sẽ đào tạo được nguồn lao động gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, chương trình đào tạo gắn với thực tế nghề nghiệp, rút ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống; qua đó tạo ra tầng lớp sinh viên được trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, chất lượng đầu ra được cải thiện và uy tín của cơ sở đào tạo cũng theo đó mà gia tăng. Về phía doanh nghiệp, liên kết với các trường học sẽ là cơ hội để họ quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến nhiều tầng lớp xã hội. Không những vậy, các doanh nghiệp còn có thể tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định, góp phần đưa họ vững vàng trong cạnh tranh và vươn lên trong hội nhập. 2. THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VỚI DOANH NGHIỆP Trong những năm qua, Việt Nam vẫn đang nỗ lực phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao; theo đó, đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội, có cơ chế và chính sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo là một trong giải pháp quan trọng để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị trường. Chủ trương liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo gắn với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là để tránh hiện tượng mất cân đối về cung - cầu nhân lực chất lượng cao đã được Chính phủ chỉ đạo tại nhiều văn bản, qua đó khuyến khích các trường đại học liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ... Có thể kể đến như: Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Vì vậy, đã có nhiều mô hình liên kết với doanh nghiệp của các trường học đã được triển khai hiệu quả trong thời gian qua như: Mô hình của Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) – một trong những trường đại học đã có sự đầu tư mạnh mẽ trong việc kết nối giữa nhà trường – doanh nghiệp – sinh viên. Hiện nay, UEF đang có sự liên kết với trên 300 doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Các doanh nghiệp ký kết hoạt động trong các lĩnh vực tương ứng với các ngành đào tạo của Nhà trường như kế toán kiểm toán, chứng khoán, ngân hàng, truyền thông, ngoại ngữ, giáo dục, bất động sản, dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin, quản trị nhân lực,... Có thể kể đến những đại diện nổi bật như: Tập đoàn Savills, Công ty chứng khoán SSI, Công ty Vinpearl, Công ty TNHH Phần Mềm SS4U, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Công ty Tư vấn – Kiểm toán Chuẩn Việt, Adecco Việt Nam, Khách sạn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0 Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao Thị trường lao động Việt Nam Giải quyết việc làm cho sinh viênTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 487 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 486 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 367 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0