Danh mục

Đáp án chính thức môn Địa khối C Cao Đẳng 2009 của Bộ GDĐT

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 635.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn thí sinh xem đáp án chính thức môn Địa khối C hệ Cao Đẳng kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009 của Bộ GDĐT.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp án chính thức môn Địa khối C Cao Đẳng 2009 của Bộ GDĐT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đềI. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)Câu I (2,0 điểm) 1. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 2. Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ?Câu II (3,0 điểm) 1. Lấy dẫn chứng từ hai vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chứng minh rằng điều kiện tự nhiên tạo cơ sở cho việc lựa chọn sản phẩm chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp. 2. Hãy phân biệt khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp. Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu : Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm (°C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Địa điểm TP Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19 TP Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27 1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu theo bảng số liệu đã cho. 2. Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hạ ở hai thành phố trên. 3. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu trên hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hạ Long và Vũng Tàu.II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) 1. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc. 2. Trình bày tóm tắt việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo lãnh thổ ở Bắc Trung Bộ.Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) 1. Theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp nước ta được chia thành mấy loại ? Là những loại nào ? 2. Hãy nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra lũ quét ở nước ta. Để giảm thiệt hại do lũ quét gây racần có những giải pháp nào ? -------------Hết------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:........................................................... Số báo danh ............................... BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C (Đáp án - thang điểm có 03 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) 1 Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên 1,50 I của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội(2,0 đ) - Nêu đúng 4 đặc điểm chính của tự nhiên Việt Nam : Đất nước nhiều đồi núi, 0,50 thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. - Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội : + Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. 0,25 + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. 0,25 + Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công nghiệp và 0,25 thương mại. + Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải. 0,25 2 Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với 0,50 vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? - Nêu ý nghĩa : Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm 0,25 kiếm việc làm - Diễn giải : nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho 0,25 nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hoá, hiện đại hoá. II 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: