Danh mục

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT45

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 64.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT45 với bố cục rõ ràng giúp sinh viên củng cố kiến thức được học. Tài liệu tham khảo này sẽ giúp các bạn đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề có thêm kinh nghiệm để làm bài thi đạt kết quả tốt nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT45 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 45Câu Nội dung Điểm 1 Câu hỏi tình huống 3 (Dưới đây là một vài gợi ý, GV chấm bài phải dựa trên sự 1,5 sáng tạo trong mỗi bài làm cụ thể của SV) 1- Trong trường hợp cần cất nhắc đề bạt một Trưởng phòng Thiết kế, cần phải có một “bản mô tả công việc” trong đó ghi đầy đủ những những yêu cầu cần đủ cho vị trí mới này: Chức danh công việc, các nhiệm vụ, các yêu cầu công việc như kiến thức, kỹ năng, trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm thực tế, đóng góp… căn cứ vào các tiêu chuẩn đó để bổ nhiệm cho phù hợp: * Tùy theo yêu cầu tại vị trí bổ nhiệm mới, sẽ có 2 trường hợp xảy ra: - Trường hợp thứ nhất: + Có thể bổ nhiệm một trong hai anh: Tuấn hoặc Sơn vì mặc dù trước đây ít kinh nghiệm công tác và đóng góp cho phòng ít hơn nhưng đều đã tốt nghiệp cao học ở nước ngoài và khi về nước, hai anh Tuấn và Sơn đã làm cho ông Phước phải ngạc nhiên vì phong cách làm việc mới rất chuyên nghiệp và hiệu quả của mình. + Khi được đi tu nghiệp ở nước ngoài, được tiếp cận với những kiến thức mới, hiện đại và đào tạo bài bản, bản thân các anh này sẽ được nâng cao trình độ và có thể sẽ làm việc tốt ở cương vị công tác mới. - Trường hợp thứ hai: + Có thể bổ nhiệm một trong hai anh: Tâm hoặc Việt làm trưởng phòng thiết kế vì một trong hai anh là những người thực sự có năng lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm với công việc và tạo cơ hội cho hai anh đi học nghiệp vụ quản lý hoặc đi học cao học nâng cao trình độ chuyên môn để phù yêu cầu của vị trí mới hợp với này. + Bản thân hai anh này năng lực chuyên môn có sẵn, nếu có cơ hội nâng cao trình độ sẽ có những đóng góp tốt tại vị trí mới bổ nhiệm. - Bản thân ông Phước phải vượt qua được những rào cản mang tính cảm tính và cảm tình có tính chất cá nhân để có một cái nhìn khách quan nhất trong thời điểm hiện tại dựa trên những yếu tố chủ đạo, cần thiết của vị trí mới: đạo đức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, hiệu quả công việc… 2- Theo anh (chị), cần làm gì để giải quyết tình trạng những 1,5 nhân viên có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp nhưng lại chưa có được các bằng cấp tốt nghiệp phù hợp, trong khi những nhân viên yếu năng lực công tác hơn nhưng lại có bằng cấp cao hơn: - Giao việc cho nhân viên tránh tình trạng người phải làm quá nhiều việc, người thì lại ngồi chơi xơi nước. - Cần tạo điều kiện để những cán bộ có năng lực thực sự đi học nâng cao trình độ từ đó họ có cơ hội được đề bạt, thăng tiến. - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc cử cán bộ có năng lực đi học tập tại nước ngoài nâng cao trình độ là rất cần thiết, để từ đó có được những cán bộ lãnh đạo trẻ, có năng lực, dễ dàng tiếp thu công nghệ mới và vận dụng sáng tạo vào từng lĩnh vực sản xuất và đời sống của đất nước. - Không nên vì những lý do cá nhân như: con cháu, quen biết, cảm tình riêng mà trình độ kém vẫn tạo điều kiện đi học nâng cao trình độ, còn những người có khả năng trình độ chuyên môn, bị bố trí quá nhiều việc cần giải quyết, hoặc không “hợp cạ” với lãnh đạo, nên không được quan tâm, tạo điều kiện học tập , nâng cao trình độ vẫn mãi “ dậm chân tại chỗ”. Khi cơ hội có thể được cất nhắc lên vị trí cao hơn thì không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp nên mãi vẫn chỉ là nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ mà thôi.2 Anh (chị) hãy phân tích các giai đoạn của quá trình kiểm soát 2 chiến lược trong doanh nghiệp? 1. Thiết lập các tiêu chuẩn và chỉ tiêu 0,5 Các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu là cơ sở để các nhà lãnh đạo đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường các tiêu chuẩn và chỉ tiêu này xuất phát từ chiến lược đã lựa chọn.Chẳng hạn, đối với một doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lược chi phí thấp thì vì giảm chi phí trung bình 5% trong một năm có thể được sử dụng như một chỉ tiêu. Cần lưu ý, các chỉ tiêu được chọn sẽ là những cái mốc của quá trình kiểm soát, vì vậy các chỉ tiêu này phải đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược. Trong trường hợp ngược lại, nếu các chỉ tiêu này không được hội tụ về mục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: