Danh mục

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ - PHẦN 3

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.63 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các cytokine do các tế bào T hỗ trợ tạo ra sẽ quyết định lớp chuỗi nặng nào được tạo ra bằng cách tác động cho gene mã hoá vùng hằng định nào sẽ được phiên mã nhẩy cóc và tham gia vào tái tổ hợp vùng chuyển đổi (Hình 10.9). Ví dụ như IFNg là cytokine chính của các tế bào TH1 kích thích tạo ra các kháng thể có tác dụng opsonin hoá, có khả năng bám vào các thụ thể dành cho Fc trên bề mặt các tế bào làm nhiệm vụ thực bào. Các kháng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ - PHẦN 3 ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ - PHẦN 3Các cytokine do các tế bào T hỗ trợ tạo ra sẽ quyết định lớp chuỗi nặng nào đượctạo ra bằng cách tác động cho gene mã hoá vùng hằng định nào sẽ được phiên mãnhẩy cóc và tham gia vào tái tổ hợp vùng chuyển đổi (Hình 10.9). Ví dụ như IFN-g là cytokine chính của các tế bào TH1 kích thích tạo ra các kháng thể có tác dụngopsonin hoá, có khả năng bám vào các thụ thể dành cho Fc trên bề mặt các tế bàolàm nhiệm vụ thực bào. Các kháng thể có khả năng opsonin hoá này có tác dụngthúc đẩy quá trình thực bào, là bước đầu tiên để cho các tế bào làm nhiệm vụ thựcbào có thể tiêu diện được vi sinh vật. IFN-g còn là một cytokine có tác dụng hoạthoá các tế bào làm nhiệm vụ thực bào và kích thích hoạt tính tiêu diệt vi sinh vậtcủa các tế bào này. Như vậy các tác động của IFN-g lên các tế bào B có tác dụngbổ trợ cho các tác dụng của cytokine này lên các tế bào làm nhiệm vụ thực bào.Rất nhiều vi khuẩn và virus kích thích đáp ứng của các tế bào TH1 là các đáp ứngtạo ra được các cơ chế thực hiện tốt nhất nhằm loại bỏ các vi sinh vật này. Ngượclại thì IL-4 là cytokine chính của các tế bào TH2 có tác dụng kích thích chuyển lớpchuỗi nặng sang chuỗi e và như vậy là tạo ra kháng thể IgE. Kháng thể IgE cóchức năng phối hợp cùng với các bạch cầu ái toan khi các tế bào này được hoạthoá bởi IL-5 (cũng là một cytokine của các tế bào TH2) để loại bỏ giun sán. Ngườita cho rằng giun sán là các tác nhân tạo ra các đáp ứng của tế b ào TH2 rất mạnh.Như vậy bản chất của đáp ứng của tế bào T hỗ trợ đáp ứng với một vi sinh vật đãđịnh hướng đáp ứng tạo kháng thể diễn ra sau đó để tối ưu hoá đáp ứng này nhằmchống lại vi sinh vật đó. Đây là những ví dụ sinh động nhất về cách thức các thànhphần khác nhau của hệ thống miễn dịch được điều phối để vận hành cùng nhaunhằm chống lại các loại vi sinh vật khác nhau cũng như ví dụ minh hoạ vai trò“nhạc trưởng” của tế bào T hỗ trợ trong việc kiểm soát các đáp ứng miễn dịch.Hình 10.9: Chuyển lớp chuỗi nặng của kháng thểBản chất lớp kháng thể được tạo ra còn chịu ảnh hưởng của vị trí diễn ra các đápứng miễn dịch. Ví dụ như kháng thể IgA là lớp kháng thể chủ yếu được tạo ra ởtrong các mô lympho của các màng nhầy. Nguyên nhân có thể là do tại các mômàng nhầy có nhiều tế bào B có khả năng chuyển lớp chuỗi nặng sang sản xuấtIgA cũng như các tế bào T hỗ trợ chế tiết các cytokine có tác dụng kích thíchchuyển lớp sang sản xuất IgA. IgA là lớp kháng thể chính được chế tiết một cáchchủ động qua các biểu mô có màng nhầy tre phủ (xem chương 8) và cũng có thểđây là lý do tại sao các mô lympho của màng nhầy là vị trí chính sản xuất ra IgA.Hình 10.10: Cơ chế chuyển lớp chuỗi nặng của kháng thểSự thuần thục ái lựcThuần thục ái lực là quá trình trong đó ái lực của các kháng thể được tạo ra trongmột đáp ứng với một kháng nguyên protein tăng lên khi cơ thể được tiếp xúc kéodài hoặc lặp đi lặp lại với kháng nguyên ấy. Nhờ có thuần thục ái lực mà cáckháng thể có khả năng bám tốt hơn vào một vi sinh vật hoặc kháng nguyên của visinh vật ấy nếu như quá trình nhiễm vi sinh vật ấy diễn ra dai dẳng hoặc khi táinhiễm chúng. Cơ chế phân tử của quá trình thuần thục ái lực được xác định khingười ta tiến hành tách chiết các kháng thể của từng clone riêng rẽ của mỗi cá thểtại các giai đoạn khác nhau của một đáp ứng miễn dịch rồi phân tích ái lực của cáckháng thể ấy với kháng nguyên. Kết quả cho thấy ái lực của kháng thể tăng lêntrong những trường hợp kháng nguyên tồn tại dai dẳng hoặc cơ thể tái tiếp xúc vớikháng nguyên. Sự tăng ái lực ấy của kháng thể là kết quả của những đột biến điểmxẩy ra trên các gene ở vùng V (mã hoá vùng biến đổi của kháng thể) và đặc biệt làở những vùng siêu biến (là vùng trực tiếp tạo nên vị trí gắn kháng nguyên củaphân tử kháng thể) (Hình 10.11). Thuần thục ái lực chỉ xuất hiện trong các đápứng với kháng nguyên protein phụ thuộc tế bào T hỗ trợ và điều này cho thấy vaitrò thiết yếu của các tế bào T hỗ trợ trong quá trình này. Những quan sát này đặt rahai câu hỏi thú vị là các tế bào B đã trải qua quá trình đột biến gene mã hoá khángthể như thế nào? và bằng cách nào mà chỉ có các tế bào B có ái lực cao (tức là cáctế bào có ích) mới được chọn lựa để tiếp tục phát triển và nhân lên?Hình 10.11: Thuần thực ái lực trong các đáp ứng tạo kháng thểQuá trình thuần thục ái lực diễn ra ở trong các trung tâm mầm của các nanglympho và đây là kết quả của các siêu đột biến thân của các gene mã hoá khángthể trong các tế bào B đang ở giai đoạn phân chia tế bào, sau đó là sự chọn lọc cáctế bào B có ái lực cao do kháng nguyên được các tế bào có tua ở nang lymphotrình diện thực hiện (Hình 10.12). Một số tế bào con cháu của các tế bào lympho Bhoạt hoá đi vào các nang lympho và hình thành nên các trung tâm mầm. Tại cáctrung tâm mầm này thì các tế bào lympho B tăng sinh nhanh chóng đạt số lượnggấp đôi số lượng ban đầu sau 6 giờ, ước tính sau một tuần thì một tế bào B banđầu có thể tạo ra khoảng 5.000 tế bào con cháu của nó. (Tên gọi “trung tâm mầm”xuất phát từ những quan sát hình thái học cho thấy một số nang lympho có cáctrung tâm bắt mầu sáng khi nhuộm, vùng sáng đó tập trung rất đông các tế bàođang phân chia và trong đó cũng có rất nhiều tế bào đang chết). Trong quá trìnhtăng sinh này thì các gene mã hoá kháng thể của tế bào B trở nên nhậy cảm vớicác đột biến điểm diễn ra dưới tác động của enzyme deaminase sinh ra do quátrình hoạt hoá. Ước tính tần suất của các đột biến điểm n ày vào khoảng 1 trên1.000 cặp base (base pair) trong mỗi tế bào đang phân chia. Như vậy tần suất độtbiến này cao hơn khoảng 1.000 lần so với tần suất đột biến ở hầu hết các gene. V ìlý do đó mà sự đột biến ở các gene mã hoá kháng thể được gọi là siêu đột biếnthân (somatic hypermutation). Quá trình đột biến dữ dội này sẽ tạo ra nhiều clonetế bào B khác n ...

Tài liệu được xem nhiều: