Danh mục

ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ - PHẦN 4

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 160.71 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu đáp ứng miễn dịch dịch thể - phần 4, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ - PHẦN 4 ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH DỊCH THỂ - PHẦN 4Hoạt hoá và di chuyển của các tế bào T hỗ trợCác tế bào T hỗ trợ đã được hoạt hoá để biệt hoá thành các tế bào thực hiện tươngtác với các lympho B đã được kích thích bởi kháng nguyên tại vùng rìa của cácnang lympho trong các cơ quan lympho ngoại vi (Hình 10.6). Sau khi nhận diệnkháng nguyên do các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp trình diệntrong các cơ quan lympho, các tế bào lympho T hỗ trợ CD4+ được kích thích tăngsinh và biệt hoá thành các tế bào thực hiện chế tiết các cytokine. Quá trình hoạthoá tế bào T đã được trình bầy trong chương 5, trong đó có một số điểm quantrọng là sự hoạt hoá ban đầu của các tế bào T cần có sự nhận diện kháng nguyênvà các yếu tố đồng kích thích. Vì thế hoạt hoá tế bào T được diễn ra tốt nhất nếucác kháng nguyên đó có nguồn gốc từ các vi sinh vật và các kháng nguyên proteinđược đưa vào cơ thể cùng với các tá chất có tác dụng kích thích sự biểu lộ của cácđồng kích thích tố trên các tế bào trình diện kháng nguyên chuyên nghiệp. Ngoàira các kháng nguyên kích thích các tế bào T hỗ trợ CD4+ đó có nguồn gốc từ cácvi sinh vật ngoại bào và các protein đã được xử lý và trình diện bởi các phân tửMHC lớp II của các tế bào trình diện kháng nguyên trong vùng giầu tế bào T củacác cơ quan lympho ngoại vi. Tại đây các tế bào TCD4+ nhận diện kháng nguyêncó thể biệt hoá thành các tế bào thực hiện có khả năng tạo ra các cytokine khácnhau. Các tiểu quần thể TH1 và TH2 là những ví dụ về dạng các tế bào thực hiệnđã biệt hoá này. Các tế bào T thực hiện đã biệt hoá bắt đầu di chuyển ra khỏi nơicư trú thường xuyên của chúng. Như đã trình bầy trong chương 6, một số tế bào Tnày sẽ đi vào vòng tuần hoàn, tìm kiếm các kháng nguyên của vi sinh vật tạinhững vị trí cách xa vị trí ban đầu của chúng, loại bỏ các vi sinh vật bằng đáp ứngmiễn dịch qua trung gian tế bào. Một số tế bào T hỗ trợ đã biệt hoá thì di chuyểnvề phía rìa của các nang lympho cùng với thời diểm các tế bào lympho B đượckích thích bởi kháng nguyên ở trong các nang lympho cũng di chuyển đến vị tríấy. Sự di chuyển có định hướng này của các tế bào T và B về phía của nhau phụthuộc vào những thay đổi trong sự biểu lộ của các thụ thể dành cho các chemokinenhất định trên các tế bào lympho đã hoạt hoá và việc tạo ra các chemokine bámvào các thụ thể này trong các nang lympho và trong vùng giầu tế bào T của hạchlympho. Các tế bào T và B gặp nhau ở vùng rìa của các nang lympho và bướctương tác tiếp theo giữa các tế bào này diễn ra tại đây.Hình 10.6: Tương tác giữa tế bào T hỗ trợ với tế bào B trong các mô lymphoSự trình diện kháng nguyên của tế bào lympho B cho các tế bào T hỗ trợKhi kháng nguyên protein gắn vào các thụ thể trên bề mặt tế bào lympho B thìkháng nguyên sẽ bị tế bào lympho B thâu tóm vào bên trong tế bào thông qua quátrình nhập nội bào (endocytose), sau đó xử lý chúng trong các bọng chứa trongbào tương rồi trình diện các peptide kháng nguyên cùng các phân tử MHC lớp IIđể cho các tế bào T hỗ trợ CD4+ nhận diện (Hình 10.7). Kháng thể trên màng tếbào B là một thụ thể có ái lực cao giúp cho tế bào B có thể gắn đặc hiệu vào mộtkháng nguyên ngay cả khi nồng độ kháng nguyên này rất thấp. Ngoài ra khángnguyên khi đã bám vào thụ thể trên màng tế bào B sẽ bị nhập nội bào rất hiệu quảrồi được chuyển vào các bọng endosome trong bào tương. Tại đây kháng nguyênprotein sẽ bị xử lý thành các peptide rồi được gắn vào các phân tử MHC lớp II(xem chương 3). Vì thế các tế bào lympho B là các tế bào trình diện kháng nguyênrất hiệu quả đối với các kháng nguyên đặc hiệu mà chúng nhận diện. Lưu ý là mỗitế bào B bất kỳ có thể gắn vào một quyết định kháng nguyên có cấu trúc lập thểcủa một kháng nguyên protein, nhập kháng nguyên đó vào trong tế bào rồi xử lýkháng nguyên và trình diện nhiều peptide của kháng nguyên đó cho các tế bào Tnhận diện. Vì thế các tế bào B và tế bào T nhận diện các quyết định kháng nguyênkhác nhau của cùng một kháng nguyên. Do các tế bào B trình diện kháng nguyênmà chúng có thụ thể đặc hiệu với kháng nguy ên ấy còn các tế bào T lại nhận diệncác các peptide kháng nguyên có nguồn gốc từ cùng một kháng nguyên mà tế bàoB đã nhận diện nên tương tác giữa các tế bào B và T vẫn được bảo đảm là tươngtác có tính đặc hiệu với cùng kháng nguyên. Như đã trình bầy, các tế bào lymphođã được hoạt hoá bởi kháng nguyên còn biểu lộ các yếu tố đồng kích thích, ví dụnhư các phân tử B7, có tác dụng kích thích các tế bào T hỗ trợ nhận diện cácpeptide kháng nguyên mà tế bào B trình diện cho chúng.Hình 10.7: Tế bào B trình diện kháng nguyên cho tế bào T hỗ trợCác cơ chế tế bào T hỗ trợ hoạt hoá tế bào lympho BCác tế bào lympho T hỗ trợ nhận diện kháng nguyên do tế bào B trình diện có khảnăng hoạt hoá các tế bào B bằng cách biểu lộ các phân tử phối tử của CD40 và chếtiết ra các cytoki ...

Tài liệu được xem nhiều: