Danh mục

ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔITRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MÀNG PHỔI

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.38 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi là một thủ thuật ngoại khoa làm thoát dịch và khí ra khỏi khoang màng phổi nhằm phục hồi tình trạng áp suất âm trong khoang màng phổi. Trong bài tổng quan này, chúng tôi trình bày một số chỉ định và ứng dụng của phương pháp đặt ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị các trường hợp bệnh lý màng phổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔITRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MÀNG PHỔI ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ MÀNG PHỔI Đặt ống dẫn lưu khoang màng phổi là một thủ thuật ngoại khoa làm thoát dịchvà khí ra khỏi khoang màng phổi nhằm phục hồi tình trạng áp suất âm trong khoangmàng phổi. Trong bài tổng quan này, chúng tôi trình bày một số chỉ định và ứng dụngcủa phương pháp đặt ống dẫn lưu màng phổi trong điều trị các trường hợp bệnh lýmàng phổi. CHỈ ĐỊNH ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI Tràn khí màng phổi - Tràn khí màng phổi áp lực sau khi đã được giảm bớt áp lực bằng chọc hútkhí bằng kim trước đó. - Tràn khí màng phổi tái phát hoặc kéo dài sau khi chọc hút khí đơn giản thấtbại. - Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát lượng nhiều ở bệnh nhân trên 50 tuổi. - Tràn khí màng phổi ở bệnh nhân đang thở máy. - Tràn khí màng phổi nhiễm trùng - Tràn khí màng phổi toàn bộ. Tràn mủ màng phổi và tràn dịch màng phổi cạnh viêm phổi biến chứngvới các biểu hiện của dịch màng phổi: - Dịch mủ - Glucose < 40 mg% - pH < 7,20 - Phát hiện vi khuẩn trên nhuộm Gram Tràn máu màng phổi tiến triển Tràn dịch màng phổi ác tính, tái lập nhanh Tràn dịch màng phổi dưỡng chấp Tràn khí – tràn máu màng phổi sau chấn thương Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật lồng ngực (sau nội soi lồng ngực hoặc sauphẫu thuật mở lồng ngực) Dò phế quản – màng phổi MỘT SỐ ỨNG DỤNG ĐẶT ỐNG DẪN LƯU MÀNG PHỔI Tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi được chia thành tràn khí màng phổi tự phát và tràn khímàng phổi do chấn thương (bao gồm cả chấn thương gây ra do can thiệp thủ thuật ykhoa). Tràn khí màng phổi tự phát Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra mà không do nguyên nhân chấn thươngtrước đó hoặc do một nguyên nhân bệnh lý rõ ràng ở phổi. Tràn khí màng phổi tựphát được phân thành 2 loại: nguyên phát (không có phát hiện tổn thương bệnh lýphổi trên lâm sàng) và thứ phát (có tổn thương bệnh lý phổi cơ bản, thường gặp bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính).Phương pháp điều trị tràn khí màng phổi tự phát chưa được thống nhất. Điều trị trànkhí màng phổi tự phát của Hiệp hội các Bác sĩ lồng ngực Mỹ (American College ofChest Physicians, ACCP) bao gồm nghỉ ngơi tuyệt đối; chọc hút khí đơn giản; đặtống dẫn lưu màng phổi; và can thiệp phẫu thuật (bao gồm nội soi lồng ngực và mởlồng ngực). Đặt ống dẫn lưu màng phổi đóng một vai trò quan trọng trong điều trị trànkhí màng phổi tự phát, trong khi vai trò chọc hút khí đơn giản bị giảm xuống. Đặt ống dẫn lưu màng phổi được chỉ định đối với bệnh nhân tràn khí màngphổi tự phát, nguyên phát không ổn định (phổi xẹp  3 cm) hoặc bất kỳ tràn khí màngphổi tự phát, thứ phát không ổn định. Bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, nguyên phát (không có nguy cơ lỗ dòkhí lớn) thích hợp cho đặt ống dẫn lưu màng phổi với catheter có đường kính trongnhỏ (≤ 14 F) hoặc ống dẫn lưu loại 16 – 22 F. Đối với bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, thứ phát có tổn thương bệnh lýphổi cơ bản, không ổn định, có thể có nguy cơ lỗ dò khí lớn hoặc có thể phải thôngkhí cơ học thì dùng ống dẫn lưu loại 24 – 32 F. Ngược lại, đối với bệnh nhân tràn khímàng phổi tự phát thứ phát ổn định, không có nguy cơ lỗ dò khí lớn hoặc không cóthông khí cơ học thì dùng ống dẫn lưu loại 16 – 22 F, nếu bệnh nhân được đánh giácẩn thận có thể dùng ống dẫn lưu nhỏ hơn (≤ 14 F). Theo hướng dẫn của ACCP, hầu hết bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phátđược đặt ống dẫn lưu màng phổi thì nên gắn với bình dẫn lưu kín có van nước, rồi nốihoặc không nối với hệ thống máy hút khí. Nếu phổi không nở ra lại hoàn toàn mộtcách nhanh chóng thì nên kết hợp gắn với hệ thống máy hút khí liên tục. VanHeimlich có thể được dùng kết hợp thay cho dụng cụ van nước ở những bệnh nhântràn khí màng phổi tự phát ổn định được chọn lựa cẩn thận, mặc dù theo khuyến cáocủa các chuyên gia ACCP thì dụng cụ van nước là lựa chọn tốt hơn dành cho hầu hếtbệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát, thứ phát. Một khi ống dẫn lưu màng phổi đã được đặt, có thể tiến hành làm dày dínhmàng phổi để ngăn ngừa tràn khí màng phổi tái phát. Tuy nhiên, ở những bệnh nhântràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, nội soi lồng ngực điều trị là một biện phápcan thiệp ngăn ngừa tái phát được ưa chuộng hơn sau khi tràn khí màng phổi lần thứhai xảy ra. Làm dày dính màng phổi trực tiếp qua ống dẫn lưu màng phổi có thể đượcchấp nhận ở những bệnh nhân tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát từ chối phẫuthuật và những bệnh nhân có nhiều nguy cơ tai biến do phẫu thuật (chẳng hạn nhưxuất huyết nội). Tác nhân thường gây dày dính màng phổi là Doxycycline hoặc talc. Ngăn ngừa tái phát bằng nội soi lồng ngực điều trị được chỉ định cho nhữngbệnh nhân tràn khí màng phổi tự ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: