Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa, văn học phương Đông trong đó có Việt Nam. Lấy đề tài “quân quốc” làm trung tâm, tuồng là thể loại văn học phản ánh rõ nét ý thức hệ Nho giáo. Đào Tấn là một nhà soạn kịch tài ba với nhiều cách tân trong tư tưởng và nghệ thuật, đặc biệt trong các tác phẩm viết ở giai đoạn sau, sự phá cách trong tư tưởng và nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu hiệu tan rã ý thức hệ Nho giáo trong một số văn bản tuồng của Đào TấnJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 57-63This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2017-0008DẤU HIỆU TAN RÃ Ý THỨC HỆ NHO GIÁOTRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TUỒNG CỦA ĐÀO TẤNĐinh Thị Kim ThươngPhòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Thủ đô Hà NộiTóm tắt. Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa, văn học phương Đông trong đócó Việt Nam. Lấy đề tài “quân quốc” làm trung tâm, tuồng là thể loại văn học phản ánh rõnét ý thức hệ Nho giáo. Đào Tấn là một nhà soạn kịch tài ba với nhiều cách tân trong tưtưởng và nghệ thuật, đặc biệt trong các tác phẩm viết ở giai đoạn sau, sự phá cách trong tưtưởng và nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ. Đó là sự tan rã của “tam cương, ngũ thường”, sựthay đổi cảm hứng chủ đạo từ “quốc sự” sang “thế sự”, sự thay đổi mẫu hình nhân vật lítưởng từ “người anh hùng” sang “con người hiện thực” và sự ảnh hưởng sâu sắc của Phậtgiáo, Đạo giáo trong các sáng tác của ông.Từ khóa: Nho giáo, tuồng, Đào Tấn.1.Mở đầuNho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa, văn học phương Đông trong đó có ViệtNam. Lấy đề tài “quân quốc” làm trung tâm, tuồng là thể loại văn học phản ánh rõ nét ý thức hệNho giáo. Đào Tấn là một nhà soạn kịch tài ba với nhiều cách tân trong tư tưởng và nghệ thuật,đặc biệt trong các tác phẩm viết ở giai đoạn sau, sự phá cách trong tư tưởng và nghệ thuật ngàycàng mạnh mẽ. Bàn về vấn đề này, Giáo sư Hoàng Chương nhận định Đào Tấn là “nhà cách tânsân khấu tuồng” [1;386], Giáo sư Hoàng Châu Ký thì tôn vinh những cách tân đó là những “cáilớn của Đào Tấn” [3;360]. Đi sâu vào những cách tân về nội dung tư tưởng, nhà nghiên cứu TấtThắng cho rằng cái lớn nhất của Đào Tấn là dám “từ bỏ một đề tài” máu thịt của tuồng: “từ giã đềtài quân quốc Đào Tấn đã tiếp cận những đề tài đời thường, giã từ cái “thiêng liêng”, Đào Tấn đếnvới cái “phàm tục”, cái đời thường. Và diễn tả cái phàm tục, cái đời thường ấy ông đã đến với bútpháp hiện thực” [7;174]. Đi sâu vào tiếp cận các tác phẩm cụ thể, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễnđánh giá “Hoàng Phi Hổ quá Giới Bài quan là bước ngoặt tư tưởng của Đào Tấn”, vở tuồng có giátrị hiện thực sâu sắc, có ý nghĩa thức tỉnh cả thời đại [4;302-315]. . . Mặc dù vấn đề cách tân về nộidung tư tưởng trong kịch bản tuồng Đào Tấn đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến, song đisâu vào phân tích những biểu hiện cụ thể ở các tác phẩm tiêu biểu và luận giải nguồn gốc sự thoáitrào ý thức hệ Nho giáo ở loại hình nghệ thuật được coi là “vũ khí tư tưởng” của nhà nước phongkiến lại chưa được quan tâm một cách thấu đáo. Một trong những dấu hiệu rõ nét nhất đánh dấusự tan rã của ý thức hệ Nho giáo trong tuồng Đào Tấn là sự phủ nhận ba mối quan hệ giường cột(tam cương) và sự lu mờ các giá trị đạo đức Nho giáo (ngũ thường).Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016Liên hệ: Đinh Thị Kim Thương, e-mail: dtkthuong@daihocthudo.edu.vn57Đinh Thi Kim Thương2.2.1.Nội dung nghiên cứuSự tan rã của đạo lí Nho giáoNghiên cứu sự ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo đối với tuồng cổ, vấn đề đầu tiên đượcđặt ra là đạo trung quân. Trong bất bất kì hoàn cảnh nào, chữ trung tuyệt đối được đề cao. Sauđạo trung quân là các mối quan hệ đạo lí giữa: cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Cùng với nămmối quan hệ đó là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đối với người phụ nữ là tam tòng, tứ đức. Thứ bậc củacác phạm trù đạo lí trong ý thức hệ Nho giáo chi phối ứng xử của các nhân vật chính diện trongtuồng cổ tuân theo trình tự: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Trong thực tế, các phạm trù đạo lí khó đượctoàn vẹn, thường được cái này phải hy sinh cái kia. Trong mọi trường hợp, cái trung luôn là thượngtôn, “lẽ ứng xử của các nhân vật tích cực trong tuồng cổ là bỏ cái thấp giữ cái cao hơn, cao nhất làđạo trung quân. . . trong trường hợp chữ trung mâu thuẫn với đạo lí khác thì con người sẵn sàng hysinh để bảo vệ chữ trung không hề do dự” [8;135]. Chính vì vậy, trong tuồng cổ, vua là hình tượngthiêng liêng, cao quý, tượng trưng cho chân lí và luôn ngược ca ngợi, tôn sùng, bảo vệ. Trong hầuhết các vở tuồng, đấng quân vương thường ít khi xuất hiện một cách trực tiếp mà chỉ xuất hiệnở nơi cửa miệng của các trung thần như một “thần tượng” phải luôn luôn tôn thờ bảo vệ như Tềvương (Sơn hậu), Nguyên vương (Tam nữ đồ vương), Bình vương (Võ Hùng Vương)...Đi ngược lại xu thế ngợi ca vua trong tuồng cổ, ở một số tác phẩm, Đào Tấn đã “hạ bệ” tônnghiêm và uy quyền của hình tượng quân vương. Trong Hộ sinh đàn và Diễn võ đình mặc dù “vua”không xuất hiện trực tiếp nhưng qua sự lộng hành của Võ Tam Tư và Bàng Hồng, ta có thể thấybóng dáng vị vua không từ thủ đoạn “tận diệt trung thần” để củng cố thế lực trong hai tác phẩmnày. Đặc biệt trong Trầm hương các và Hoàng Phi Hổ quá giới bài quan, chọn nhân vật Trụ vươngđể khắc họa, Đào Tấn đã thành công biến vua trở thành một nhân vật phản diện trong tuồng. Đó làmộ ...