Danh mục

Dấu mốc TDTT nổi bật trong 59 năm qua

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 80.59 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những định hướng, quan điểm, chính sách đầu tiên của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về TDTT
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu mốc TDTT nổi bật trong 59 năm qua Dấu mốc TDTT nổi bật trong 59 năm qua 24/03/2005Những định hướng, quan điểm, chính sách đầu tiên của Đảng và Chủtịch Hồ Chí Minh về TDTTĐối với lĩnh vực TDTT trong đời sống xã hội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ ChíMinh đã sớm định hướng về quan điểm và mục tiêu phát triển. Ngay từ năm1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh đã nêu nhữngđịnh hướng lớn đầu tiên về quan điểm, chính sách TDTT của chính quyềncách mạng. “Chương trình Việt Minh” công bố tháng 10 - 1941 (được bổchính tháng 3 - 1944) đề cập một hệ thống chính sách của nước Việt Nammới, trong đó có hai nội dungvề TDTT:Y “Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngàythêm mạnh”;Y “Trẻ em được Chính phủ đặc biệt săn sóc về thể dục, trí dục và đức dục”.Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minhvừa lãnh đạo nhân dân chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; vừa quantâm khắc phục nạn yếu, tức là sức khoẻ sút kém của nhân dân, hậu quả củachế độ thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột kéo dài, trực tiếp là nạn đói vàchiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, dù công việc lãnh đạo đất nước vô cùng bềbộn, khẩn trương, nhưng với trí tuệ siêu việt, tinh thần cách mạng và tầmnhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho công tác TDTT mộtsự quan tâm đặc biệt.Từ yêu cầu của thực tế và định hướng chính sách đã nêu trên, đặt ra nhiệmvụ sớm xây dựng và phát triển sự nghiệp TDTT của chế độ mới, để gópphần tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, cải tạo nòi giống. Do vậy, phảithành lập cơ quan lãnh đạo, chỉ huy về TDTT của quốc gia.Nha Thể dục Trung ương trong Bộ Thanh niênTrung tuần tháng 12 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho ông DươngĐức Hiền, Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ lâm thời, chuẩn bịthành lập tổ chức cơ quan TDTT Trung ương. Ông Dương Đức Hiền đã gặpgỡ, họp mặt một số người hoạt động TDTT trước đây để bàn việc lập cơquan TDTT của chính quyền cách mạng. Sau một thời gian khẩn trươngchuẩn bị, đã hoàn tất các thủ tục để Bộ Thanh niên trình Chính phủ phêduyệt thành lập tổ chức TDTT.Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời ký Sắclệnh số 14 thiết lập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương. Sắclệnh nêu rõ mục đích Xét cải tạo nòi giống Việt Nam, do vậy: Nay thiếtlập tại Bộ Thanh niên một Nha Thể dục Trung ương, nhiệm vụ là liên lạcmật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thựchành thể dục trong toàn quốc (đăng trong Việt Nam dân quốc công báongày 23-2-1946).Sắc lệnh số 14 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Chính phủ ViệtNam dân chủ cộng hoà thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT, khaisinh nền TDTT của chế độ mới.Thi hành Sắc lệnh số 14, cùng ngày 30-1-1946, Bộ trưởng Bộ Thanh niênDương Đức Hiền ký ban hành Quyết định số 13/TN xác định cụ thể nhiệmvụ, hoạt động, tổ chức của Nha Thể dục Trung ương. Nhiệm vụ của Nha Thểdục Trung ương là: gây dựng trong nước một phong trào ham thích luyện tậpthể dục; tăng cường sức khoẻ của đại chúng; cải tạo nòi giống thật mạnhbằng cách thực hành một chương trình và phương pháp thể dục Việt Nam,áp dụng phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và xã hội.Về tổ chức, những cán bộ đầu tiên được bổ nhiệm trực tiếp phụ trách NhaThể dục Trung ương là các ông: Hà Đức Toàn - Giám đốc; Nguyễn VănCảnh - Phó Giám đốc; Nguyễn Văn Phú - Chủ sự Văn phòng; cùng các banchuyên môn gồm các ông: Lê Văn Lãng (Ban nghiên cứu); Đặng Toàn Thân(Ban huấn luyện); Nguyễn Huy Khôi (Ban cổ động) và Trần Văn Dzi (BanKiểm soát).Nha Thể dục Trung ương hoạt động trong tổ chức bộ máy của Bộ Thanhniên thuộc Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 1-1-1946 sau khi Chính phủ lâm thời tự cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâmthời, Bộ Thanh niên vẫn là thành viên của Chính phủ.Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ quốc gia Giáo dụcSau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoáI tại Hà Nội ngày 2-3-1946 đã quyết định thành lập Chính phủ liên hiệpkháng chiến gồm 10 Bộ. Trong các thành viên của Chính phủ này không cònBộ Thanh niên và Bộ Thông tin - Tuyên truyền; riêng Bộ Cứu tế - Xã hội,Bộ Lao động, Bộ Y tế hợp nhất thành Bộ Xã hội kiêm Y tế - Cứu tế và Laođộng.Chính phủ liên hiệp kháng chiến sắp xếp lại tổ chức và nhân sự cho phù hợpvới điều kiện và yêu cầu mới, trong đó có tổ chức của ngành TDTT.Ngày 27-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ mới ký Sắclệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha Thanh niênvà Thể dục, gồm Phòng Thanh niên Trung ương và Phòng Thể dục Trungương (đăng trong Việt Nam dân quốc công báo ngày 6-4-1946).Sắc lệnh số 38 mục đích chủ yếu là để chuyển đổi về tổ chức, hợp nhất cơquan Thanh niên với cơ quan Thể dục đặt trong Bộ quốc gia Giáo dục. Dovậy, Sắc lệnh số 38 tiếp tục thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ratrong Sắc lệnh số 14. Điều này được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạmpháp luật tiếp theo.Ngày 28-3-1946, Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Đặng Thai Mai ký ban hànhQuyết định số 167/QĐ về việc uỷ nhiệm một Thứ trưởng của Bộ này trựctiếp phụ trách Nha Thanh nhiên và Thể dục; đổi Nha Thể dục Trung ươngthành Phòng Thể dục Trung ương; cử ông Hà Đức Toàn, nguyên Giám đốcNha Thể dục Trung ương giữ chức Tổng uỷ viên Thể dục phụ trách PhòngThể dục Trung ương. Nguyên Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiềnđược bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Nha Thanh niên và Thể dục. Phòng Thểdục Trung ương tiếp tục thực hiện tất cả các công việc của Nha Thể dụcTrung ương cũ...Cũng trong ngày 27-3-1946, ban hành Sắc lệnh số 38, Chủ tịch Hồ Chí Minhcòn trực tiếp động viên đồng bào tập thể dục. Báo “Cứu Quốc”, cơ quantuyên truyền, tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh (số 119, ra ngày 27-3-1946)đăng trang trọng ở trang nhất bài báo của Người với đầu đề: “Hồ Chủ tịch hôhào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và Thể dục”. Đây là một văn kiện quý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: