Đau ở người cao tuổi
Đau là cảm giác khó chịu, đau đớn dai dẳng trong một thời gian dài. Đau là một biểu hiện của nhiều bệnh lý nội khoa và ngoại khoa, có thể là cấp tính hay mãn tính. Có đến 70% người cao tuổi có vấn đề về đau. Đau có thể là yếu tố thuận lợi gây tăng huyết áp, trầm cảm, mất ngủ, suy nhược thần kinh… và cũng rất nhiều trường hợp triệu chứng đau ở người già điều trị không đúng mức làm giảm rất nhiều chất lượng cuộc sống. Đau cấp tính...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đau ở người cao tuổi
Đau ở người cao tuổi
Đau là cảm giác khó chịu, đau đớn dai dẳng trong một thời
gian dài. Đau là một biểu hiện của nhiều bệnh lý nội khoa
và ngoại khoa, có thể là cấp tính hay mãn tính. Có đến
70% người cao tuổi có vấn đề về đau. Đau có thể là yếu tố
thuận lợi gây tăng huyết áp, trầm cảm, mất ngủ, suy nhược
thần kinh… và cũng rất nhiều trường hợp triệu chứng đau
ở người già điều trị không đúng mức làm giảm rất nhiều chất lượng cuộc sống.
Đau cấp tính
Khởi phát đột ngột trong thời gian ngắn, có thể đi kèm các dấu hiệu như da nhợt nhạt,
toát mồ hôi, nhịp tim nhanh, nét mặt nhăn nhó, huyết áp có thể tăng nhẹ.
Có thể do các nguyên nhân như: viêm xoang cấp, viêm khớp cấp, viêm màng não, xuất
huyết não, đau thắt ngực, gai cột sống, viêm dạ dày cấp, loét dạ dày, sạn thận, sạn niệu
quản…
Đau mãn tính
Khởi phát ầm ỉ, kéo dài tùy thuộc vào dạng bệnh… Nguyên nhân thường do những bệnh
mãn tính và những bệnh có liên quan đến khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa
khớp.
Hãy liên quan đến xương như biến chứng của loãng xương, ung thư. Những dấu hiệu đi
kèm như: nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi thường không thấy.
Nguyên nhân đau mãn tính:
Kiểu đau phổ biến nhất là đau khớp, đau lưng và đau chân khi đi bộ.
Trong số những bệnh nhân nội trú tại bệnh viện thì kiểu đau phổ biến nhất là đau khớp
70%, theo sau là đau do bị gãy xương là 13% đau thần kinh 10% và đau do u ác tính là
4%.
Điều trị đau
- Trong đau cấp tính phải xác định nhanh nguyên nhân gây đau. Đau do các nguyên nhân
ngoại khoa như viêm ruột thừa, thủng dạ dày thì không được dùng thuốc giảm đau.
- Trong đau mãn tính: kết hợp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc thì kết quả sẽ khả
quan hơn khi dùng từng phương pháp riêng lẻ. Khởi đầu nên chọn chế độ dùng thuốc
càng đơn giản càng tốt.
Chiến lược điều trị trong kiểm soát đau
Theo WHO có 3 bước như sau:
Bước 1:
- Nếu không có chống chỉ định: aspirin, acetaminophen hoặc NSAIDS.
- Ở mức độ đau nhẹ đến trung bình thuốc này bao gồm cả các thuốc ức chế Cox-2 hoặc
các thuốc thế hệ trước hơn.
Bước 2:
- Nếu đau ở mức độ nặng hơn, dai dẳng hơn thì oproid là thuốc thích hợp thêm vào để
điều trị.
Bước 3:
- Đau ở mức độ trung bình đến nặng nên dùng ngay oproid thậm chí những loại oproid
tác dụng mạnh.
Tuy nhiên cũng có thể thêm vào không giới hạn antidepressants, anticonvulsants và
steroids.
Các loại thuốc đều trị
Acetaminophen
- Nên chọn lựa đầu tiên nếu không có chống chỉ định.
- Liều 2 - 4 g/ngày, không được uống rượu.
- Liều trên 4 g/ngày có thể làm hoại tử tế bào gan.
NSAIDS
- Thận trọng ở người già.
- Theo Hiệp hội y hoa Hoa Kỳ các thuốc thuộc nhóm sau nên hạn chế sử dụng do gây
nhiều tác dụng phụ ở người già: indomethacin, piroxicam, tolmetin và meclofenamat.
- Cũng lưu ý các tác dụng phụ khác như loét, xuất huyết dạ dày.
- Giữ nước muối gây tăng huyết áp, suy tim, phù, tăng cân.
- Thuốc ức chế Cox-2: các thuốc ức Chế Cox-2 phổ biến gần đây (Celecoxib, Rofecoxib
và Valdecoxib), nhóm ức chế Cox-2 ít có tác dụng trên dạ dày hơn.
Nhóm Opioid
Vài nhóm Opioid nên tránh dùng ở người già như:
- Meperidin thuốc có thời gian bán hủy dài 8 - 35 giờ, thuốc có tác động mạnh lên hệ thần
kinh trung ương gây kích động, sảng, run…
- Propoxyphen: thuốc có tác động mạnh lên hệ thần kinh trung ương gây ngầy ngất, buồn
nôn, thời gian bán hủy 30 - 36 giờ.
- Pentazocin: không nên dùng ở người già do có tác động ảo giác, sợ ánh sáng, chóng
mặt…
Lưu ý khi dùng nhóm Opioid:
Thuốc thường được chọn lựa trong những trường hợp đau do ung thư giai đoạn cuối. Vì
thuốc có nhiều tác dụng phụ và có thể nghiện thuốc khi dùng lâu dài.
Các tác dụng phụ có thể gặp là: tình trạng buồn ngủ, nhận thức kém, suy giảm hô hấp đối
với những người lớn tuổi.
Liều có thể làm giảm chức năng hô hấp là liều nhiều hơn gấp 2 lần liều bình thường.
Thuốc không được dùng cho người có bệnh phổi mãn tính trước đó.
Ngoài ra thuốc còn gây táo bón và bí tiểu. Táo bón có thể được xử trí bằng cách uống
nhiều nước hay dùng các thuốc nhuận trường hoặc thụt tháo.
Nghiện thuốc thường xảy ra khi sử dụng thuốc một thời gian dài.
Khi ngừng thuốc giảm đau tác dụng lên hệ thần kinh trung ương đột ngột có thể gây ra
các triệu chứng như: bệnh nhân thấy chán nản, buồn nôn, toát mồ hôi, nhịp tim nhanh,
huyết áp tăng nhẹ và sốt nhẹ.
Khắc phục bằng cách giảm liều thuốc giảm đau tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
trong vài ngày: giảm 1/4 liều sử dụng mỗi 1 - 2 ngày.
Điều trị không dùng thuốc
- Dùng các phương pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại tại
vùng bị đau.
Đây là phương pháp dễ dàng thực hiện tại nhà tuy nhiên trong những lần đầu tiên sử dụng
nên có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
- Chườm nóng hoặc hiếu đèn hồng ngoại có tác dụng giảm đau và giãn cơ tại chỗ bị đau.
...