Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trong cho một sức khỏe tốt của mọi người, mọi lứa tuổi nhất là đối với người tuổi cao. Suy-dinh-dưỡng hoặc dinh-dưỡng-sai ( Malnutrition ) là tình trạng gây ra do mất cân bằng giữa thực phẩm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
Suy Dinh Dưỡng Ở Người
Cao Tuổi
BS Nguyễn Ý Ðức , Kiều bào Mỹ
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố quan trong cho một sức khỏe tốt
của mọi người, mọi lứa tuổi nhất là đối với người tuổi cao.
Suy-dinh-dưỡng hoặc dinh-dưỡng-sai ( Malnutrition ) là tình trạng gây ra
do mất cân bằng giữa thực phẩm tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Nguyên do có thể là vì ăn quá ít, quá nhiều hoặc không có sự cân bằng giữa
các loại thực phẩm căn bản như chất đạm, chất béo và tinh bột, đường.
Danh từ dinh-dưỡng-thiếu được dùng để chỉ tình trạng không ăn đủ chất
dinh dưỡng, còn dinh-dưỡng-thừa là khi tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn
nhu cầu.
Một người lành mạnh mà ăn không đủ chất dinh dưỡng trong thời gian lâu
thì gọi là thiếu dinh dưỡng tiền-phát. Người đó có thể lựa thức ăn không
đúng, hoặc không mua đủ thức ăn hoặc không ăn đủ số lượng. Chẳng hạn
khi họ ăn nhiều thức ăn sấy khô, uống nhiều nước ngọt thì họ sẽ thiếu một
vài chất bổ dưỡng mà các món ăn này không có .
Nhưng khi kém dinh dưỡng vì một rối loạn nào đó của cơ thể thì gọi là thứ-
phát. Trong trường hợp này, cơ thể không tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thụ,
chuyên trở, sử dụng và bài tiết được thực phẩm. Thí dụ bệnh ung thư, bệnh
của cơ quan tiêu hóa thường đưa đến kém dinh dưỡng thứ phát.
Được coi như suy dinh dưỡng khi sụt ngoài ý muốn từ 5-10 % sức nặng của
cơ thể trong vòng sáu tháng tới một năm.
Theo thống kê, có tới một phần ba quý cụ trên 65 tuổi bị suy dinh dưỡng,
nhất là về chất đạm.
Suy dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe và là một trong
nhiều nguy cơ đưa tới bệnh tật, tử vong.
Thay đổi bình thường ở tuổi già.
Khi tới tuổi cao, bắp thịt teo nhỏ, da khô, xương xốp. Ở vùng bụng và
mông thì tế bào mỡ lại phát triển rất mạnh.
Các chức năng sinh học về tiêu hóa suy yếu :
- Chuyển động co bóp và sự hấp thụ thực phẩm của ruột và bao tử giảm;
- Bớt cảm giác về ăn uống như nếm, ngửi, nhìn thực phẩm;
- Răng lung lay;
- Ít khát nước, ít thấy đói.
- Nhu cầu chất dinh dưỡng bớt đi.
Nguy cơ suy dinh dưỡng
Có nhiều nguy cơ đưa đến suy dinh dưỡng :
a- Sống đơn độc.
Ăn ngon cần có người cùng ăn mới thấy có hứng thú.
Sống lủi thủi một mình, ta thường ăn qua loa cho xong bữa. Do đó ta ăn rất
ít, nhất là khi không có người bạn đường nấu nướng cho mình cũng như để
cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, ôn lại kỷ niệm xa xưa.
b- Rối loạn tâm thần.
Các rối loạn như trầm cảm, lo âu, hoài niệm quá khứ, tiếc thương sự ra đi
của người bạn trăm năm đều có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ăn uống, đặc
biệt là đối với với quý cụ sống trong viện dưỡng lão.
c-Không ý thức sự quan trọng của dinh dưỡng, ăn gì cũng được, cốt sao cho
no bụng thì thôi.
d- Ăn không đủ chất dinh dưỡng hoặc không đúng cách, không biết cất giữ,
nấu nướng thức ăn.
e-Thiếu thốn vật chất, không có tiền mua thực phẩm.
Nhiều người đau ốm kinh niên để dành tiền mua thuốc hoặc trả tiền nhà,
điện nước hơn là mua thức ăn. Họ có thể ăn thực phẩm rẻ tiền, quá hạn, hết
chất dinh dưỡng, chỉ cốt sao cho khỏi đói bụng.
g- Phụ thuộc vào người khác.
Đó là trường hợp của quý cụ bị đau xương khớp kinh niên, di chuyển khó
khăn không đi mua và không nấu nướng được. Bị suy yếu tâm thần, các cụ
có thể quên không ăn hoặc cho việc ăn uống là không cần thiết. “ Già rồi có
làm gì đâu mà phải ăn mới uống ”. Ngoài ra một số cụ vì bệnh hoạn, cần sự
giúp đỡ để bón thức ăn.
h- Người già bị gia đình bỏ rơi, lạm dụng không được nuôi dưỡng đầy đủ.
i- Mắc các bệnh kinh niên như ung thư, bệnh phổi, bệnh tim đều đưa tới suy
dinh dưỡng.
Giảm dịch vị bao tử khiến hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, đường
lactose bị trở ngại.
Chức năng của gan giảm, khiến cho sự chuyển hóa thực phẩm chậm .
Thất thoát chất dinh dưỡng qua ói mửa, nước tiểu, phân.
k- Biếng ăn vì tác dụng của dược phẩm đang dùng :
- Một vài dược phẩm có nguy cơ đưa tới ăn mất ngon như Digoxin, Prozac,
Quinidine, quá nhiều sinh tố ;
- Bị nôn ói như vài loại thuốc kháng sinh, Aspirin, Theophyyline, hóa trị
ung thư;
- Làm kém hấp thụ thức ăn như thuốc trị táo bón, thuốc trị suyễn loại
theophylline, thuốc kích thích amphetamines.
- Dùng nhiều sinh tố D có thể đưa tới tổn thương cho thận;
- Nhiều khoáng sắt làm chất này tồn trữ trong gan và gây độc hại cho cơ
quan này.
l- Bệnh răng miệng.
Răng lung lay, răng giả không khít hàm đưa tới khó khăn khi nhai thức ăn;
miệng khô, it nước miếng khiến nhai thực phẩm như nhai bông gòn và nuốt
thức ăn khó khăn.
m- Mất cảm giác nếm, ngửi thực phẩm.
Một số quý cụ mất hứng thú trong ẩm thực vì họ không cảm thấy hương vị
và nhìn thấy sự hấp dẫn của món ăn vì suy yếu các giác quan. Thực phẩm
trở nên không mùi không vị, đôi khi họ ăn thức ăn thiu hư mà không biết.
Mất cảm giác một phần là do các nụ nếm của lưỡi bị cọ sát với răng mà hư
hao bớt đi
Để có khẩu vị, các cụ lại thêm gia vị như ăn nhiều muối, nhiều đường,
nhiều đồ cay.
n- Uống nhiều rượu.
Tỷ lệ người cao tuổi uống rượu lên tới 10%. ...