ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - MUA VÀ BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - 3
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 425.63 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bối cảnh này, khi mà các chính sách điều hành thị trường thiếu nhất quán như vậy, các nhà đầu tư ngần ngại mua vào vì sợ rằng CP rớt giá bất ngờ lại là điều dễ hiểu. Còn các nhà đầu tư đang giữ trong tay CP giờ lại tiếc không bán ra vì đã lỡ mua vào với giá cao nên không chịu bán ra ở mức giá thấp. Chính tâm lý "bán thì thương, vương thì nợ" của các nhà đầu tư khiến cho các CP lâm vào tình trạng "ế ẩm" như hiện nay. Các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - MUA VÀ BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - 3 33 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán trường hiện nay là mua CP dễ nhưng ít người mua. Trong bối cảnh này, khi mà các chính sách điều hành thị trường thiếu nhất quán như vậy, các nhà đầu tư ngần ngại mua vào vì sợ rằng CP rớt giá bất ngờ lại là điều dễ hiểu. Còn các nhà đầu tư đang giữ trong tay CP giờ lại tiếc không bán ra vì đã lỡ mua vào với giá cao nên không chịu bán ra ở mức giá thấp. Chính tâm lý bán thì thương, vương thì nợ của các nhà đầu tư khiến cho các CP lâm vào tình trạng ế ẩm như hiện nay. Các chuyên gia phân tích nhận định rằng TTCK Việt Nam sắp tới giai đoạn khó mua, khó bán. Khó không có nghĩa là thiếu hàng hóa để mua bán mà là không phải khi nào nhà đầu tư đặt lệnh là có thể bán được CP hoặc nếu mua được CP là có lời. Muốn mua được, bán được trong thời gian tới thì các nhà đầu tư cần phải có sự phân tích đánh giá về từng loại CP, phải biết nhận định và đưa ra các dự báo về tình hình để ra quyết định đầu tư. Nhìn nhận về tình hình TTCK thời điểm hiện nay, nhiều nhà đầu tư nói: Giờ đây đầu tư vào các CP không hiệu quả như trước bởi vì khối lượng CP đặt mua bị khống chế. Hơn nữa giá CP lại lên xuống thất thường. Khi đặt lệnh lên thì giá lại xuống còn khi đặt lệnh xuống thì giá lại lên. Nhìn lại diễn biến các phiên giao dịch từ đầu tháng 07/2001 đến nay có thể thấy nhận xét của các nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở khi mà diễn biến giao dịch không lặp lại điệp khúc tăng giá như trước đây mà mỗi loại CP đều có đường đi riêng. Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng giá CP đang diễn biến theo hướng mang tính thị trường hơn. Hay nói cách khác, giá CP không lên (hoặc xuống) theo một đường thẳng mà biến đổi lúc lên, lúc xuống, lúc đứng yên... một cách linh hoạt. Xu hướng này sẽ biểu hiện rõ nét hơn một khi trên thị trường có thêm hàng hóa niêm yết. Tuy nhiên, xu hướng này là tích cực cho thị trường nhưng sẽ lại bất lợi cho các nhà đầu tư không biết phân tích, đánh giá mà chỉ biết cắm đầu, cắm cổ đầu tư theo phong trào. 1.2.7 Những yếu tố không thực trong giá trị thực của cổ phiếu Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về giá trị thực của cổ phiếu trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất với nhau giá trị thực được tính như thế nào. Vậy giá trị thực là gì? Theo website http://www.stockmarket.vnn.vn 34 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán Vấn đề giá trị thực và giá trị ảo của cổ phiếu (CP) đã được các chuyên gia phân tích đề cập khá nhiều và đồng thời cũng là câu hỏi mà tất cả công chúng đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn giá trị thực đều dựa trên những thông tin thiếu chính xác và khó có thể coi là thực. Có nhiều nhà đầu tư nói về giá trị thực của CP mà không biết rõ lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh và tài chính của công ty phát hành CP ra sao, triển vọng tăng trưởng thế nào... Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về giá trị thực trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất với nhau giá trị thực được tính như thế nào. Vậy giá trị thực là gì? Với phương pháp DCF (định giá CP thông qua chiết khấu luồng thu nhập), sử dụng Po (giá trị tài sản ròng vào thời điểm niêm yết) và E (lợi nhuận ước tính của doanh nghiệp trong 5 năm) để tính giá trị thực. Tuy nhiên, liệu kết quả có thực không khi: - Giá trị tài sản ròng hoàn toàn dựa trên giá trị sổ sách, không có liên hệ nhiều với giá trị thị trường của những tài sản này tại thời điểm niêm yết và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chính sách kế toán được áp dụng trước đó. - Lợi nhuận trong tương lai chỉ là ước tính dựa trên giá định của từng cá nhân. - Giá trị sinh lợi của doanh nghiệp từ sau năm thứ 5 hoàn toàn bị quên và không được tính vào giá trị thực, trong khi phần giá trị này là không nhỏ trong toàn bộ giá trị nội tại của một doanh nghiệp... Với phương pháp sử dụng hệ số P/E cũng nảy sinh một số vấn đề: - Liệu E (lợi nhuận trên mỗi CP của doanh nghiệp) có phản ánh đúng lợi nhuận thực không hay còn chịu ảnh hưởng của các chính sách kế toán được áp dụng? Nên sử dụng E của năm tài chính trước, của 12 tháng kinh doanh gần nhất hay của năm tài chính hiện thời? - Liệu hệ số so sánh có phản ánh đúng giá trị thực của toàn ngành hay toàn thị trường mà doanh nghiệp hoạt động? - Liệu hệ số P/E có cần điều chỉnh so với thực tế của doanh nghiệp hay không? Một điểm cần lưu ý nữa là việc sử dụng thuật ngữ giá trị thực của CP là chưa chuẩn xác bởi cụm từ Intrinsic value mà các nhà chuyên môn sử dụng trong trường hợp này có nghĩa đúng hơn là giá trị nội tại. Theo website http://www.stockmarket.vnn.vn 35 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán Thuật ngữ giá trị thực có thể sử dụng lẫn lộn với giá trị nội tại khi nói đến các công cụ tài chính đơn giản và xác định như trái phiếu, tín phiếu... nhưng lại không được phép lẫn lộn khi đề cập đến công cụ tài chính là CP. Giá trị nội tại của một công ty được định nghĩa là giá trị chiết khấu của luồng tiền mà công ty đó có thể đem lại trong tương lai. Tuy nhiên để tính giá trị này hoàn toàn không đơn giản. Chỉ có thể ước tính giá trị này trên cơ sở những thông tin và giả định hiện có, bên cạnh đó phải điều chỉnh ước tính này ngay khi những thông tin và giả định này thay đổi. Hai người với cùng có những thông tin như nhau khó tránh khỏi việc đưa ra những giá trị ước tính khác nhau. Vì vậy việc khẳng định giá chứng khoán đã vượt quá giá trị thực và kỳ vọng các nhà đầu tư khác cũng thừa nhận kết luận này là một ý tưởng hết sức chủ quan. Đã đến lúc cần thay đổi cách sử dụng thuật ngữ giá trị thực và thay vào đó là một thuật ngữ mang tính chuyên môn hơn - giá trị nội tại có lẽ là một thuật ngữ thích hợp. Bản thân thuật ngữ này sẽ nhắc nhở cho tất cả các nhà đầu tư, các nhà chuyên môn và các nhà quản lý rằng: nhận định về giá trị một doanh nghiệp luôn mang tính chủ quan, nhận định n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - MUA VÀ BÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - 3 33 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán trường hiện nay là mua CP dễ nhưng ít người mua. Trong bối cảnh này, khi mà các chính sách điều hành thị trường thiếu nhất quán như vậy, các nhà đầu tư ngần ngại mua vào vì sợ rằng CP rớt giá bất ngờ lại là điều dễ hiểu. Còn các nhà đầu tư đang giữ trong tay CP giờ lại tiếc không bán ra vì đã lỡ mua vào với giá cao nên không chịu bán ra ở mức giá thấp. Chính tâm lý bán thì thương, vương thì nợ của các nhà đầu tư khiến cho các CP lâm vào tình trạng ế ẩm như hiện nay. Các chuyên gia phân tích nhận định rằng TTCK Việt Nam sắp tới giai đoạn khó mua, khó bán. Khó không có nghĩa là thiếu hàng hóa để mua bán mà là không phải khi nào nhà đầu tư đặt lệnh là có thể bán được CP hoặc nếu mua được CP là có lời. Muốn mua được, bán được trong thời gian tới thì các nhà đầu tư cần phải có sự phân tích đánh giá về từng loại CP, phải biết nhận định và đưa ra các dự báo về tình hình để ra quyết định đầu tư. Nhìn nhận về tình hình TTCK thời điểm hiện nay, nhiều nhà đầu tư nói: Giờ đây đầu tư vào các CP không hiệu quả như trước bởi vì khối lượng CP đặt mua bị khống chế. Hơn nữa giá CP lại lên xuống thất thường. Khi đặt lệnh lên thì giá lại xuống còn khi đặt lệnh xuống thì giá lại lên. Nhìn lại diễn biến các phiên giao dịch từ đầu tháng 07/2001 đến nay có thể thấy nhận xét của các nhà đầu tư hoàn toàn có cơ sở khi mà diễn biến giao dịch không lặp lại điệp khúc tăng giá như trước đây mà mỗi loại CP đều có đường đi riêng. Các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng giá CP đang diễn biến theo hướng mang tính thị trường hơn. Hay nói cách khác, giá CP không lên (hoặc xuống) theo một đường thẳng mà biến đổi lúc lên, lúc xuống, lúc đứng yên... một cách linh hoạt. Xu hướng này sẽ biểu hiện rõ nét hơn một khi trên thị trường có thêm hàng hóa niêm yết. Tuy nhiên, xu hướng này là tích cực cho thị trường nhưng sẽ lại bất lợi cho các nhà đầu tư không biết phân tích, đánh giá mà chỉ biết cắm đầu, cắm cổ đầu tư theo phong trào. 1.2.7 Những yếu tố không thực trong giá trị thực của cổ phiếu Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về giá trị thực của cổ phiếu trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất với nhau giá trị thực được tính như thế nào. Vậy giá trị thực là gì? Theo website http://www.stockmarket.vnn.vn 34 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán Vấn đề giá trị thực và giá trị ảo của cổ phiếu (CP) đã được các chuyên gia phân tích đề cập khá nhiều và đồng thời cũng là câu hỏi mà tất cả công chúng đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, phần lớn giá trị thực đều dựa trên những thông tin thiếu chính xác và khó có thể coi là thực. Có nhiều nhà đầu tư nói về giá trị thực của CP mà không biết rõ lĩnh vực hoạt động, tình hình kinh doanh và tài chính của công ty phát hành CP ra sao, triển vọng tăng trưởng thế nào... Các chuyên gia chứng khoán lại bàn về giá trị thực trong khi bản thân họ cũng không thể nói chính xác và thống nhất với nhau giá trị thực được tính như thế nào. Vậy giá trị thực là gì? Với phương pháp DCF (định giá CP thông qua chiết khấu luồng thu nhập), sử dụng Po (giá trị tài sản ròng vào thời điểm niêm yết) và E (lợi nhuận ước tính của doanh nghiệp trong 5 năm) để tính giá trị thực. Tuy nhiên, liệu kết quả có thực không khi: - Giá trị tài sản ròng hoàn toàn dựa trên giá trị sổ sách, không có liên hệ nhiều với giá trị thị trường của những tài sản này tại thời điểm niêm yết và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chính sách kế toán được áp dụng trước đó. - Lợi nhuận trong tương lai chỉ là ước tính dựa trên giá định của từng cá nhân. - Giá trị sinh lợi của doanh nghiệp từ sau năm thứ 5 hoàn toàn bị quên và không được tính vào giá trị thực, trong khi phần giá trị này là không nhỏ trong toàn bộ giá trị nội tại của một doanh nghiệp... Với phương pháp sử dụng hệ số P/E cũng nảy sinh một số vấn đề: - Liệu E (lợi nhuận trên mỗi CP của doanh nghiệp) có phản ánh đúng lợi nhuận thực không hay còn chịu ảnh hưởng của các chính sách kế toán được áp dụng? Nên sử dụng E của năm tài chính trước, của 12 tháng kinh doanh gần nhất hay của năm tài chính hiện thời? - Liệu hệ số so sánh có phản ánh đúng giá trị thực của toàn ngành hay toàn thị trường mà doanh nghiệp hoạt động? - Liệu hệ số P/E có cần điều chỉnh so với thực tế của doanh nghiệp hay không? Một điểm cần lưu ý nữa là việc sử dụng thuật ngữ giá trị thực của CP là chưa chuẩn xác bởi cụm từ Intrinsic value mà các nhà chuyên môn sử dụng trong trường hợp này có nghĩa đúng hơn là giá trị nội tại. Theo website http://www.stockmarket.vnn.vn 35 Hướng dẫn đầu tư chứng khoán Thuật ngữ giá trị thực có thể sử dụng lẫn lộn với giá trị nội tại khi nói đến các công cụ tài chính đơn giản và xác định như trái phiếu, tín phiếu... nhưng lại không được phép lẫn lộn khi đề cập đến công cụ tài chính là CP. Giá trị nội tại của một công ty được định nghĩa là giá trị chiết khấu của luồng tiền mà công ty đó có thể đem lại trong tương lai. Tuy nhiên để tính giá trị này hoàn toàn không đơn giản. Chỉ có thể ước tính giá trị này trên cơ sở những thông tin và giả định hiện có, bên cạnh đó phải điều chỉnh ước tính này ngay khi những thông tin và giả định này thay đổi. Hai người với cùng có những thông tin như nhau khó tránh khỏi việc đưa ra những giá trị ước tính khác nhau. Vì vậy việc khẳng định giá chứng khoán đã vượt quá giá trị thực và kỳ vọng các nhà đầu tư khác cũng thừa nhận kết luận này là một ý tưởng hết sức chủ quan. Đã đến lúc cần thay đổi cách sử dụng thuật ngữ giá trị thực và thay vào đó là một thuật ngữ mang tính chuyên môn hơn - giá trị nội tại có lẽ là một thuật ngữ thích hợp. Bản thân thuật ngữ này sẽ nhắc nhở cho tất cả các nhà đầu tư, các nhà chuyên môn và các nhà quản lý rằng: nhận định về giá trị một doanh nghiệp luôn mang tính chủ quan, nhận định n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thị trường chứng khoán giáo trình đại học kiến thức lịch sử kinh tế thế giới công nghệ thông tin bài tập trắc nghiệmTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 1 - PGS.TS. Bùi Kim Yến, TS. Thân Thị Thu Thủy
281 trang 975 34 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư chứng khoán của sinh viên tại Tp. Hồ Chí Minh
7 trang 571 12 0 -
2 trang 517 13 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 473 0 0 -
52 trang 434 1 0
-
Top 10 mẹo 'đơn giản nhưng hữu ích' trong nhiếp ảnh
11 trang 321 0 0 -
293 trang 308 0 0
-
Các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư chứng khoán của giới trẻ Việt Nam
7 trang 306 0 0 -
74 trang 304 0 0
-
MARKETING VÀ QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN MARKETING
6 trang 301 0 0