Danh mục

Đầu tư giá trị trong giai đoạn hiện nay

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.64 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TTCK Việt Nam liên tục suy giảm làm cho đại đa số các NĐT chịu cảnh thua lỗ. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một chiến lược đầu tư hợp lý thì có thể giảm thiểu được rủi ro, có khả năng thu được lợi nhuận lớn khi thị trường hồi phục. Vậy “Phương pháp đầu tư giá trị” liệu có phù hợp với hiện nay? Vậy đầu tư giá trị là đầu tư như thế nào và làm thế nào để lựa chọn được những cơ hội đầu tư giá trị? Có 2 luận điểm chính: 1. Bản chất...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư giá trị trong giai đoạn hiện nay Đầu tư giá trị trong giai đoạn hiện nay TTCK Việt Nam liên tục suy giảm làm cho đại đa số các NĐT chịu cảnh thua lỗ. Tuy nhiên, nếu chúng ta có một chiến lược đầu tư hợp lý thì có thể giảm thiểu được rủi ro, có khả năng thu được lợi nhuận lớn khi thị trường hồi phục. Vậy “Phương pháp đầu tư giá trị” liệu có phù hợp với hiện nay? Vậy đầu tư giá trị là đầu tư như thế nào và làm thế nào để lựa chọn được những cơ hội đầu tư giá trị? Có 2 luận điểm chính: 1. Bản chất của phương pháp đầu tư giá trị. 2. Dấu hiệu, đặc điểm của các cơ hội đầu tư giá trị. Đầu tư giá trị là gì? Việc NĐT thực hiện việc mua toàn bộ/một phần công ty thông qua việc mua CP hay tài sản sinh lợi của công ty với mức giá giao dịch thấp hơn so với giá trị tài sản ròng thực tế của DN. Đặc điểm của quá trình đầu tư giá trị bao gồm: - Tìm kiếm cơ hội trong điều kiện thị trường, CP suy giảm: Nhà đầu tư giá trị thường lựa chọn những công ty có CP đang giao dịch với mức giá thấp hơn giá trị tài sản ròng của DN, những cổ phiếu bị thị trường định giá sai và qua đó có cơ hội thu được lợi nhuận khi thị trường điều chỉnh chính xác sự đánh giá về giá trị của CP đó. - Đầu tư vào công ty, không phải CP: Mặc dù nhà đầu tư giá trị có thể thực hiện việc đầu tư bằng cách mua CP của DN, nhưng bản chất của đầu tư giá trị không phải là hy vọng vào sự tăng giá của CP đó mà chính là gia tăng giá trị của toàn bộ DN, sự đánh giá lại chính xác hơn của thị trường đối với giá trị toàn bộ DN. Bản thân nhà đầu tư giá trị khi đầu tư giá trị thông qua việc mua CP là thực hiện việc mua quyền làm chủ DN, một phần hoặc toàn bộ, chính vì vậy, thông thường những biến động giá cả CP không ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN, có hay chăng chỉ là làm cơ hội đầu tư giá trị trở lên hấp dẫn hơn mà thôi. Ví dụ: Một nhà đầu tư giá trị xác định giá trị DN ABC là 1.000 tỷ đồng, DN có 5 triệu CP, tương đương giá trị là 200.000 đồng/CP. Giá CP đang giao dịch là 40.000 đồng/CP. Đây có thể coi là một cơ hội đầu tư giá trị đối với NĐT này. Trong trường hợp sau đó, giá CP giảm c òn 20.000 đồng/CP hoặc tăng lên 80.000đ/CP thì giá trị DN đó theo quan điểm đầu tư giá trị hoàn toàn không thay đổi, hay nói cách khác sự biến động tăng giảm của giá CK không ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng của DN. - Dòng tiền dài hạn: Chính vì bản chất của đầu tư giá trị là đầu tư lâu dài vào DN không phải đầu tư CP với hy vọng tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn nên dòng tiền dùng để đầu tư giá trị phải là dòng vốn đầu tư, dòng vốn nhàn rỗi có thể đầu tư lâu dài. Chúng ta không thể dùng nguồn vốn vay, vốn nóng để thực hiện việc đầu tư giá trị, bởi với dòng vốn ngắn hạn, quyết định thoái vốn có thể bị chi phối bởi thời hạn tiền vay. - Lợi nhuận thu được: Chính vì nhà đầu tư giá trị quan tâm nhiều đến giá trị tài sản ròng của DN, quan tâm đến khả năng tạo ra giá trị của DN trong tương lai nên nhà đầu tư giá trị thường đầu tư lâu dài, không vì ảnh hưởng nhất thời của giá cả CP mà thay đổi quyết định đầu tư. Họ chỉ thay đổi quyết định đầu tư khi giá trị tài sản ròng của DN không cao hơn giá CP trên thị trường và/hoặc các điều kiện khác cho thấy sự suy giảm về giá trị tài sản ròng trong tương lai do DN hoạt động không tốt. Lợi nhuận mà nhà đầu tư giá trị hướng tới chính là giá trị tài sản ròng tạo ra hàng năm của DN, cổ tức được nhận, giá trị tài sản ròng của DN và dòng tiền tạo ra cho cổ đông. Dấu hiệu của cơ hội đầu tư giá trị - Thị trường suy giảm: Sự suy giảm của thị trường hay cục bộ nhóm DN có thể là thời điểm lý tưởng tìm kiếm những cơ hội đầu tư giá trị. Sự suy giảm lâu ngày của thị trường sẽ khiến cho nhiều DN, CP được giao dịch dưới mức giá trị tài sản ròng của DN ở mức lớn và việc này có thể xảy ra với bất kỳ DN nào, hoạt động trong lĩnh vực nào cũng vậy. Ứng với TTCK Việt Nam hiện tại, thì từ sản xuất, dịch vụ... đến tài chính, NH... đều có thể xuất hiện những cơ hội đầu tư giá trị. - Giá CP thấp chỉ còn từ 30-70% giá trị thực của DN: Nếu đơn cử lấy một chỉ tiêu là PE chấp nhận chung của TTCK Việt Nam là 10, thì có tới hơn 50% các CP trên 2 sàn HSX và HNX hiện có giá giao dịch trong vùng mục tiêu. - Tình hình tài chính DN lành mạnh: Tình hình tài chính lành mạnh đảm bảo DN có thể tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, tiếp tục tạo ra giá trị tài sản ròng cho DN trong tương lai, tùy từng thời kỳ mà các chỉ tiêu có thể thay đổi, tuy nhiên cần chú ý đến các chỉ tiêu như ROA, ROE, tỉ lệ thanh toán nhanh, tỉ lệ thanh toán hiện thời; tỉ lệ nợ/VCSH, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và cổ tức DN thường/kế hoạch chi trả. Tuy nhiên, cần hiểu đầu tư giá trị không phải là đầu tư vào CP; như thế sẽ không bị chi phối bởi giá CP hằng ngày. Rủi ro của phương pháp đầu tư giá trị không phải là sự biến động của TTCK, biến động suy giảm của giá CK chúng ta mua (hệ số Beta) mà sự rủi ro của phương pháp đầu tư giá trị chính là khả năng đánh giá giá trị tài sản ròng của DN, đánh giá khả năng tạo ra giá trị tài sản ròng của DN trong tương lai. Hình thức thu lợi: Lợi nhuận từ đầu tư giá trị không phải đến từ việc chênh lệch mua bán CK và thường diễn ra trong một khoảng thời gian dài tính theo đơn vị năm, dòng vốn để đầu tư giá trị do vậy thường là vốn dài hạn. ...

Tài liệu được xem nhiều: