Danh mục

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: Nhận thức và thực tiễn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.70 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi mới trình bày quá trình nhận thức của Đảng về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thời kỳ đổi mới; Đầu tư trực tiếp nước ngoài từng bước khẳng định vai trò, vị trí trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: Nhận thức và thực tiễn ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI: NHẬN THỨC VÀ THỰC TIỄN ThS. Hoàng Xuân Sơn Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh ThS. Phùng Thế Anh Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời khu vực này cũng tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan điểm về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (KTĐTNN) dần được hình thành và phát triển từ Đại hội VI của Đảng (1986) cho đến nay và thuật ngữ “kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” lần đầu tiên được Đảng xác nhận tại Đại hội IX (2001), tiếp tục khẳng định tại Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) và Đại hội XII (2016). Theo đó, khái niệm kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được hiểu là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ. Thực tiễn Việt Nam cũng cho thấy, việc phát triển thành phần kinh tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam. 368 Lý luận này càng trở nên đúng đắn với Việt Nam khi mà trong thời gian qua FDI là một trong những động lực thúc đẩy quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. 2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG VỀ THÀNH PHẦN KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THỜI KỲ ĐỔI MỚI Tại Đại hội VI (1986), Đảng khẳng định: “công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công bố Luật Đầu tư, cần có chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”68. Tuy nhiên, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Đảng cũng lưu ý: “việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ làm nảy sinh những vấn đề phức tạp, cần có biện pháp hạn chế và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực, song không vì thế mà đóng cửa lại”69. Đại hội VII của Đảng (1991) chủ trương: “tranh thủ mọi khả năng và dùng nhiều hình thức thu hút vốn ngoài nước” nhằm mục đích “phá thế bao vây, cấm vận về kinh tế đối với nước ta” và “chú trọng hình thức công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp vào nước ta, gắn với chuyển giao công nghệ tiên tiến và đẩy mạnh xuất khẩu”70. Để thực hiện chủ trương này, Đảng khẳng định cần phải: tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào nước ta đầu tư, hợp tác kinh doanh. Xây dựng thể chế đồng bộ, ổn định, thuận tiện và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh; thống nhất đầu mối giải quyết các thủ tục và yêu cầu đầu tư của nước ngoài. Bảo đảm những điều kiện thiết yếu về cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc và sinh hoạt cho người nước ngoài, trước hết là các khu chế xuất và những địa bàn đầu mối trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Tổ chức tốt thông tin kinh tế và chủ động chuẩn bị các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài. Đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế đối ngoại theo cơ chế mới, với các đối tượng mới71. Song, Đảng cũng lưu ý: việc khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài phải đặt trong chiến lược phát triển và cơ chế quản lý đồng bộ, bảo đảm chủ quyền, khả năng kiểm soát và định hướng của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng cơ chế quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư có vốn nước ngoài và các công trình hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động, đi đôi với việc mở rộng nhiều hình thức đầu tư, cần tăng dần tỷ trọng tham gia của phía Việt Nam vào công trình hợp tác liên doanh72. Đến Đại hội VIII (1996), Đảng tiếp tục chủ trương “tăng khả năng tiếp nhận vốn đầu tư và công nghệ từ bên ngoài” bằng các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể: đầu tư trực 68 ĐCSVN (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ Đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nxb. CTQG, HN, tr.89 69 Sđd, tr.90 70 Sđd, tr.362 71 Sđd, tr.364 72 Sđd, tr.537 369 tiếp của nước ngoài (FDI) hướng vào những lĩnh vực, những sản phẩm và dịch vụ có công nghệ tiên tiến, có tỷ lệ xuất khẩu cao. Đối với những ngành không đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ cao, có thể sinh lợi nhanh thì phải dùng nhiều hình thức để huy động vốn trong nước đầu tư toàn bộ hoặc chiếm tỷ lệ góp vốn cao nếu cần liên doanh. Về địa bàn đầu tư, cần có chính sách và biện pháp hữu hiệu để thu hút vào những ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: