Danh mục

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và khuyến nghị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.34 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và khuyến nghị" tập trung đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam, chỉ ra một số bất cập và đề xuất các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động OFDI vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng và khuyến nghị ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ThS. NCS. Phùng Thanh Quang Viện Ngân hàng Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Cộng đồng kinh tế Asean sẽ chính thức được hình thành vào cuối năm 2015, hứahẹn sẽ tạo ra một giai đoạn tăng trưởng mới về dòng lưu chuyển thương mại và đầu tưgiữa các quốc gia nội khối. Tại Việt Nam, với việc Luật đầu tư số 67/2014/QH13 chínhthức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, thay thế cho luật đầu tư số 59/2005/QH11, có thểnói dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) của các doanh nghiệp Việt Namcũng đứng trước những cơ hội lớn để tăng tốc và bước vào giai đoạn phát triển mới.Cùng với việc “xuất ngoại” của các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại(NHTM) Việt Nam cũng ngày càng quan tâm tới việc đầu tư ra nước ngoài nhằm mởrộng thị trường, làm “cầu nối” cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vàcộng đồng người Việt ở nước ngoài. Bài viết sẽ tập trung đánh giá thực trạng hoạtđộng đầu tư trực tiếp vào khu vực Asean của các NHTM Việt Nam, chỉ ra một số bấtcập và đề xuất các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động OFDI vào khu vực Aseancủa các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Ngân hàng thương mại, AEC 1. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp vào các quốc gia Asean của cácngân hàng thương mại Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu có những dự án OFDI từ năm 1989 (dựán đầu tư tại Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký hơn 563 nghìn USD). Tuy nhiên, tínhđến trước năm 2006, hoạt động OFDI của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cònmang tính chất thăm dò, thử nghiệm, với hầu hết là các dự án có quy mô nhỏ, đượcthực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi Nghị định số78/2006/NĐCP được ban hành ngày 09/08/2006 quy định về hoạt động đầu tư trực tiếpra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp đã có sựnhảy vọt cả về số dự án đầu tư và lượng vốn đăng ký. Năm 2007, Sacombank là ngânhàng đầu tiên của Việt Nam “xuất ngoại”, với việc mở văn phòng đại diện tại tỉnhQuảng Tây, Trung Quốc. Việc mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc được kỳ vọng là 75nhằm góp phần tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ giao thương ngày càng gia tăng củakhách hàng khu vực biên giới giữa hai nước Việt - Trung, tăng cường thanh toán biênmậu... Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan”, chỉ sau 2 năm hoạt động, văn phòng đại diệncủa Sacombank tại Quảng Tây đã phải đóng cửa do chưa đáp ứng được những yêu cầukhắt khe chính phủ Trung Quốc về quy mô vốn của ngân hàng mẹ. Sau năm 2007, hoạtđộng OFDI của các ngân hàng thương mại có thể nói là ngày càng tăng tốc và đi vàothực chất hơn. Tính đến tháng 10/2015, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có 11dự án đầu tư thành lập chi nhánh/ ngân hàng liên doanh ở nước ngoài (Bảng 1). Bảng 1. Các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài Lợi nhuận Nước nhận Tổng vốn dự Vốn VN - trước thuế Ngày cấp Ngân hàng năm 2014 đầu tư án (USD) USD - tổng (triệu USD) 08/02/2012 Lào 70.000.000 45.500.000 15.2 BIDV 14/08/2009 Campuchia 70.000.000 70.000.000 - 10/03/2010 Agribank Campuchia 39.000.000 39.000.000 - 07/12/2010 Lào 12.000.000 12.000.000 1.3 MB 07/12/2011 Campuchia 39.000.000 39.000.000 - 18/08/2011 Campuchia 38.000.000 38.000.000 1.7 Sacombank 20/12/2012 Lào 38.000.000 38.000.000 4.1 19/10/2011 Campuchia 39.000.000 39.000.000 2 SHB 14/05/2012 Lào 13.000.000 13.000.000 - 19/10/2011 Lào 22.000.000 22.000.000 - Vietinbank 28/06/2012 Đức 65.500.000 65.500.000 - Nguồn: Cục Đầu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: